Rât nhiều cựu binh Mỹ cho rằng cuộc chiến ở Iraq là vô nghĩa. Dư luận Mỹ cho rằng bên được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến mà Mỹ phát động ở Iraq năm 2003 chính là Iran.
Phần lớn cựu chiến binh và người dân Mỹ đều có chung quan điểm cho rằng cuộc chiến của Mỹ ở Irag và Afghanistan là không đáng xảy ra. Quan điểm tương tự cũng được đưa ra đối với chiến dịch quân sự của Mỹ đang diễn ra ở Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Đây là kết quả của một cuộc khảo sát mới được Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, dư luận Mỹ có cùng quan điểm với kết luận của một nhà chiến lược quân sự Mỹ rằng bên được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến mà Mỹ phát động ở Iraq năm 2003 chính là Iran.
Cuộc chiến tranh Mỹ ở Afghanistan và Iraq có đáng xảy ra không?
Mặc dù cuộc chiến ở Afghanistan đă bắt đầu từ 18 năm trước nhưng dư luận Mỹ vẫn đang rất quan tâm đến vấn đề này. Quân đội Mỹ vẫn đang có mặt trên cả ba mặt trận dù hầu như không thấy có sự tập trung nào trong những căng thẳng khi Mỹ đóng quân ở Iraq.
Tại Nhà Trắng, một trong những kiến trúc sư của cuộc chiến tranh Iraq - cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đương nhiệm dưới thời Tổng thống Trump, ông John Bolton được cho là đang muốn đưa Mỹ vào ṿng xoáy của một cuộc chiến mới với Iran.
Trong khi đó, Quốc hội Mỹ vẫn đang tranh căi liệu có nên ngừng cho phép Tổng thống quyền tấn công phủ đầu mà không cần thông qua Quốc hội hay không. Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ra lệnh đánh phủ đầu Iran mà không cần thông qua quốc hội dựa theo đạo luật Cho phép sử dụng sức mạnh quân sự (AUMF) có hiệu lực từ năm 2001.
Đạo luật này cho phép Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực đối phó "các quốc gia, tổ chức và cá nhân" được xác định là lên kế hoạch, ủy quyền, tiến hành hoặc hỗ trợ cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, cũng như chứa chấp các tổ chức hay cá nhân này. Mục đích của AUMF là ngăn chặn mọi hoạt động khủng bố nhắm vào Mỹ trong tương lai. Điều chính quyền Trump cần làm là chỉ ra liên hệ giữa Iran và tổ chức khủng bố al-Qaeda, cũng như liệt Tehran vào danh sách các mối đe dọa khủng bố.
Hầu hết nghị sĩ đảng Dân chủ và một số thành viên đảng Cộng ḥa không ủng hộ biện pháp quân sự, v́ Iran không có liên hệ tới vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Các nhà lập pháp cũng không muốn Mỹ can dự vào một cuộc chiến mới, nhất là với một quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh như Iran. Nhiều người cũng cho rằng quốc hội đă trao quá nhiều quyền phát động chiến tranh cho tổng thống Mỹ trong những năm qua.
Cuộc khảo sát mới nói trên chính là minh chứng cho thấy rất nhiều người Mỹ cảm thấy bi quan với các cuộc xung đột mà Mỹ can dự ở nước ngoài. Mặc dù vậy, vẫn có sự chia rẽ đáng kể, đặc biệt là giữa hai phe Dân chủ và Cộng ḥa. Một số người thuộc đảng Cộng ḥa dường như vẫn coi các cuộc chiến này là đáng để nước Mỹ hy sinh, dù phần lớn c̣n lại cho rằng cả hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq đều là vô nghĩa. Các cựu chiến binh thuộc đảng Cộng ḥa là nhóm duy nhất bày tỏ sự ủng hộ với cuộc chiến đang tiếp diễn ở Syria, cho rằng đây là nơi đáng để Mỹ can dự.