Thứ vũ khí đó là bom lượn. Đây là loại vũ khí tấn công chính xác cao vô cùng lợi hại. Nó tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, có thể tiêu diệt cả mục tiêu cố định lẫn di động, giá thành rẻ.
Bom đường kính nhỏ - một loại bom lượn
Bom đường kính nhỏ (Small Diameter Bomb) GBU-39 là vũ khí thu hút nhiều chú ư nhất của giới phân tích tại chiến trường Syria trong thời gian gần đây. Sự phát triển của công nghệ hiện đại và kỹ thuật quân sự đă tạo ra các loại vũ khí lai, ám chỉ ranh giới phân biệt không thật rơ ràng, một loại vũ khí có thể được xếp vào nhiều nhóm khác nhau.
Bom GBU-39 đồng thời là bom thông minh (smart bomb – được dẫn đường và chỉ thị mục tiêu), và cũng là bom lượn (glide bomb – c̣n gọi bom bay) - kiểu bom tự dẫn, phần lớn không cần động cơ; sau khi thả từ máy bay, nhờ vận tốc ban đầu và trọng lực, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách đến hàng trăm km với độ chính xác cao.
Bom lượn GBU-39. Nguồn: mofiin.com
Ở Mỹ, chương tŕnh bom lượn được khởi động từ năm 1943, một số lượng lớn bom lượn VB đă được chế tạo, nhưng hầu như không được sử dụng. GB-1 do Aeronca sản xuất là quả bom lượn đầu tiên của Mỹ được sử dụng trong Thế chiến II. Ngày 28/5/1944, 42 trong số 113 bom lượn rải thảm thành phố Cologne (Đức), giết chết 82 người, làm bị thương 1.500 người. Các phiên bản cải tiến thuộc ḍng GB như GB-4, GB-5, GB-12 và GB-13 được dẫn bằng TV, sử dụng các công cụ t́m kiếm tương phản để chống tàu; GB-8, Felix - được điều khiển bằng hồng ngoại.
Bom GBU-39 được phát triển theo chương tŕnh Miniature Munitions Demonstration Technology (MMTD) của quân đội Mỹ vào thập niên 1990 để trang bị cho các chiến đấu cơ tàng h́nh F-22A, và sau này, cho F-35, nhằm nâng cao năng lực tấn công đa mục tiêu của chúng; được tập đoàn Boeing sản xuất từ năm 2005 và đưa vào trang bị năm 2006. GBU-39 nguyên thủy được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính INS và định vị vệ tinh toàn cầu GPS để tấn công các mục tiêu cố định như nhà kho, hầm ngầm, công sự, đường băng, nhà chứa máy bay… với xác suất sai số ṿng tṛn là 5-8m.
GBU-39 nặng 129 kg, đường kính khoảng 190 mm, chiều dài gần 1,8 m, có thể mang 16-93 kg thuốc nổ, tầm tấn công 72 km và có thể hoạt động tốt cả ngày lẫn đêm (bay xa tới 110 km nếu thả ở độ cao tối thiểu 10 km). Tầm bay này giảm thiểu rủi ro cho phi công và máy bay tiêm kích, ném bom cực kỳ đắt tiền khi phải đối đầu với pḥng không đối phương. Do đường kính bom nhỏ, các phương tiện pḥng không của đối phương khó phát hiện và đánh chặn.
GBU-39-B tấn công hầm chứa máy bay. Nguồn: ausairpower.net
GBU-39-B phá hủy hầm chứa máy bay. Nguồn: ausairpower.net
So với các đạn có điều khiển khác, bom lượn có tỷ lệ thuốc nổ hiệu dụng cao, đạt đến 70%-80% (đầu đạn được đẩy bằng tên lửa chỉ đạt tối đa 25%), có thể hoạt động trong điều kiện đối phương chế áp điện tử cường độ cao, cho phép máy bay tấn công nhiều mục tiêu hơn trong một nhiệm vụ. Nhược điểm của bom lượn là cần thế năng lớn, phải được ném từ trên cao và từ phương tiện mang có tốc độ lớn; v́ không có vỏ dày nặng và tốc độ chậm, bom lượn khó tránh đỡ vũ khí đối không của đối phương.
Hiện GBU-39 có trong trang bị của quân đội Mỹ, Israel, Ư, Hà Lan và Saudi Arabia với tổng số trên 17.000 quả gồm 3 biến thể chính; từng qua thực chiến tại Afganistan, Iraq, dải Gaza, chống khủng bố IS, nội chiến ở Syria… Ngoài F-16, GBU-39 c̣n tương thích với các máy bay khác của Mỹ như F-15, F-22, F-35, AC-130, B-1, B-2, B-52 Stratofortress, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II. Khi bom tiếp cận mục tiêu, ng̣i nổ có thể được điều khiển từ buồng lái máy bay hoạt động ở chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không.
Bom lượn là loại vũ khí tấn công chính xác cao, giá thành rẻ, gây thiệt hại tương đối thấp quanh khu vực mục tiêu đánh phá. Israel là nước thứ hai sử dụng bom lượn sau Mỹ, thường dùng loại bom này trong các nhiệm vụ hỗ trợ tầm gần và tấn công các mục tiêu pḥng ngự quan trọng của đối phương. Mới đây, được phóng từ tiêm kích tàng h́nh F-35I Adir của Không quân Israel, GBU-39 đă đạt tỷ lệ trúng đích 100%, phá hủy thành công nhiều mục tiêu của Iran trên đất Syria khiến quân đội nhiều nước đặc biệt quan tâm. Tập đoàn Boeing đă được trao một hợp đồng trị giá 65 triệu USD cho việc sản xuất bom loại này, kết thúc vào 15/4/2029, để cung cấp cho các nước đồng minh.
Xu hướng hoàn thiện
GBU-39B được chế tạo với khả năng đâm xuyên và công phá mạnh hơn các biến thể vũ khí cùng loại như JDAM, có thể xuyên qua các lớp bê tông dày hàng mét trước khi phát nổ để công phá mục tiêu. Các công nghệ được sử dụng cho bom Boeing GBU-39/B gồm có: ng̣i nổ thông minh dùng cho mục tiêu cứng (Hard Target Smart Fuze), thuốc nổ năng lượng cao (High Energy Explosives), thiết kế xuyên phá (Penetrator Design), điều khiển tối ưu (Optimal Guidance), lái tự động (Robust Autopilot), dẫn đường bằng quán tính, định vị vệ tinh toàn cầu GPS, và đầu ḍ tiên tiến (Advanced Seeker). Không quân Mỹ từng có kế hoạch mua 24.000 quả bom Boeing GBU-39/B để trang bị cho các máy bay chiến đấu.
Bom lượn GBU-53. Nguồn: nhmilitary.weebly.co m
Theo các chuyên gia, xu hướng chế tạo bom có điều khiển sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới bởi những ưu điểm lớn của loại bom này: độ chính xác cao; tính đa dụng; phạm vi tấn công lớn; khả năng điều khiển và kích nổ đa dạng. Hiện nay, Mỹ là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, chế tạo các loại bom có điều khiển, tập trung vào các loại bom có trọng lượng trung b́nh và nhỏ để trang bị máy bay tiêm kích chiến thuật và các máy bay chiến đấu không người lái tầm xa.
Biến thể thứ hai của bom lượn (GBU-53 / B SDB II của Raytheon) được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ lượn khí động thế hệ mới, cho phép tấn công các mục tiêu di động với độ chính xác cao và hạn chế thiệt hại ngoài mong muốn xung quanh mục tiêu. GBU-53 sẽ có thêm kênh truyền dữ liệu mă hóa, bổ sung công cụ t́m kiếm ba chế độ (radar bước sóng ngắn, hồng ngoại và laser bán tích cực) ngoài dẫn đường bằng INS và GPS của biến thể ban đầu; radar tự động nhận dạng mục tiêu di động nổi bật như xe tăng, xe bọc thép và các trạm chỉ huy di động, cho phép tiêu diệt mục tiêu tĩnh và động bất kể ngày-đêm, cả trong điều kiện thời tiết phức tạp.
GBU-53 có trọng lượng 94 kg (nhẹ hơn 8 lần so với hầu hết những loại bom thông thường khác, cho phép máy bay chiến đấu có thể mang 8 bom loại này - tăng khả năng thực hiện nhiệm vụ); có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 72,5 km, kể cả khi mục tiêu đang cơ động ở vận tốc 80 km/h; giá thành của bom GBU-53/B kinh tế hơn nhiều so với các ḍng tên lửa không đối đất hiện có của Không quân Mỹ.
đang được nghiên cứu cải tiến để trong tương lai, có thể được sử dụng từ các phương tiện như hệ thống pháo phản lực bắn giàn M26 MLRS rocket với tầm bắn 160 km; từ máy bay không người lái (UAV) của chương tŕnh Thực nghiệm hệ thống tấn công không người lái chi phí thấp (LCASD; và từ các chiến đấu cơ. Dự kiến loại bom này được trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15E và sẽ được tích hợp cho các máy bay F/A-18 Super Hornet vào năm 2020, F-35 vào 2022, và trong tương lai gần, cho toàn bộ máy bay không quân chiến thuật (F-16, F-22, F-35) và không quân chiến lược (B-52H, B-1B và B-2).
VietBF@ sưu tầm.