Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Vì vậy Úc tính tới sở hữu vũ khí hạt nhân. Một giáo sư, cựu cố vấn quân sự Úc đề cập đến chương tŕnh chế tạo vũ khí hạt nhân vì lý do trên, vì những thách thức mới với ngoại bang.
Vụ thử hạt nhân Castle Bravo của Mỹ.
“Chúng ta hăy tự hỏi bản thân, liệu chúng ta có thể pḥng thủ trước một cường quốc như Trung Quốc”, Huge White, cựu cố vấn quân sự cho nhiều đời thủ tướng Úc và hiện là giáo sư chiến lược tại Đại học Quốc gia Úc, đặt câu hỏi.
Ông White nhắc đến việc Úc không thể tự pḥng vệ nếu không có hiệp ước tương trợ với Mỹ. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiệp ước này chắc chắn đến đâu vẫn c̣n là câu hỏi.
Kết quả là Canberra một lần nữa phải đứng trước lựa chọn khó khăn, là việc tự nâng cao năng lực quốc pḥng, với khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân cho mục đích răn đe chiến lược.
“Suốt 40 năm qua, Úc không cần đến vũ khí hạt nhân v́ được chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ”, ông White nói trên tờ Herald. “Nhưng Mỹ làm được điều đó nhờ sự thống trị ở châu Á, nhưng nếu Mỹ không c̣n ưu thế này th́ t́nh h́nh đối với Úc cũng thay đổi”.
Trong giai đoạn những năm 1950 và 1960, Thủ tướng Úc Robert Menzies khi đó cũng từng cân nhắc giải pháp sở hữu vũ khí hạt nhân, đầu tiên là mua vũ khí hạt nhân Mỹ và sau đó Úc sẽ tự phát triển chương tŕnh hạt nhân riêng. Canberra cuối cùng không theo đuổi phương án này v́ chi phí quá lớn và cũng không cần thiết.
Sam Roggeveen, chuyên gia ở Viện Lowy, nói nếu Úc sở hữu vũ khí hạt nhân th́ có thể khiến cả khu vực chạy đua vũ khí. Indonesia khi đó cũng có thể muốn phát triển vũ khí hạt nhân riêng.
Ngân sách quốc pḥng Úc hiện đă ở mức kỷ lục, tương đương 2% GDP. Ngân sách quốc pḥng Úc năm 2019-2020 đă tăng 1,6 tỉ USD, lên con số 27,5 tỉ USD.
Nhưng nếu phát triển chương tŕnh hạt nhân, con số này thậm chí sẽ c̣n tăng tới 3,5% GDP, tức là tăng thêm 20,9 tỉ USD. Đây sẽ là con số khổng lồ khiến Úc phải suy nghĩ khi tính tới giải pháp hạt nhân.