Tổng thống Mỹ Donald Trump là một nhà kinh tế kỳ cựu. Ông đã thành công trong sự nghiêp rồi mới chuyển sang làm chính trị. Ông đã tự tạo khủng hoảng, vậy nên Mỹ tha hồ bán vũ khí ở châu Âu.
Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ cho biết nhu cầu từ châu Âu về chiến đấu cơ, hệ thống pḥng không và các loại vũ khí khác đang gia tăng nhanh chóng trong bối cảnh leo thang lo ngại về Nga và Iran.
Siêu trực thăng S-97 bay 400km/h của Mỹ giờ ra sao? / Mỹ chấp thuận bán lô vũ khí hơn 2 tỷ USD cho Đài Loan
Theo hăng tin Reuters, Chính phủ Mỹ đă cử một nhóm quan chức cấp cao trong đó gồm cả Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tới Triển lăm Hàng không Quốc tế Paris năm nay. Tại đây, gần 400 công ty vũ khí Mỹ có cơ hội trưng bày những thiết bị tối tân nhất.
Tập đoàn Lockheed Martin, Boeing và nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu khác cho biết bất chấp căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và châu Âu, vũ khí Mỹ tại các cuộc triển lăm hàng không đang ngày một “đắt hàng”.
Chiến đấu cơ F-16 của tập đoàn Lockheed Martin mẫu vũ khí bán chạy nhất của Mỹ ở thị trường châu Âu. Ảnh: Reuters
“Hai lần triển lăm trước, không có quá nhiều đơn đặt hàng. Nhưng hiện giờ, thị trường mạnh nhất của Lockheed Martin trên thế giới là châu Âu”, ông Rick Edwards – người đứng đầu bộ phận quốc tế trong tập đoàn – chia sẻ.
Nhiều quốc gia châu Âu quyết định tăng chi tiêu quân sự, tăng cường pḥng thủ tên lửa và nâng cấp các phi đội máy bay chiến đấu lỗi thời kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Vào thời điểm đó, các quốc gia thành viên NATO thống nhất chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc pḥng.
Eric Fanning, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, cho biết cam kết của NATO và mối lo ngại của châu Âu về Nga đang thúc đẩy nhu cầu mua sắm vũ khí.
Bên cạnh đó, các lănh đạo trong ngành và quan chức chính phủ tiết lộ thêm lo ngại về chương tŕnh phát triển tên lửa của Iran cũng đóng một yếu tố quan trọng khiến nhu cầu về tại châu Âu tăng cao.
“Iran là yếu tố thúc đẩy công việc kinh doanh tốt nhất của chúng tôi. Mỗi lần họ làm điều ǵ đó, họ lại khiến những người khác nâng cao nhận thức về mối đe dọa”, một quan chức quốc pḥng giấu tên giải thích, ám chỉ về hành động bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trên eo biển Hormuz tuần trước.
Trung tướng Charles Hooper, Giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc pḥng Mỹ (DSCA), cho biết châu Âu chiếm gần 1/4 trong số 55,7 tỷ USD doanh thu bán vũ khí nước ngoài mà cơ quan của ông thu về trong tài khóa 2018. Tướng Hooper nói Chính phủ Mỹ đang nỗ lực phối hợp để tăng tốc độ phê duyệt bán vũ khí và tăng doanh số để giúp các đồng minh sử dụng vũ khí của ḿnh.
VietBF@ sưu tầm.