Iran không hề 'ngon xơi'. Mỹ chớ có coi thường đất nước Hồi giáo này. Vừa qua Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố vẫn để ngỏ cánh cửa ngoại giao nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân nhưng không hy vọng vào cộng đồng quốc tế.
Đối mặt lời kêu gọi đối thoại và các biện pháp trừng phạt kinh tế từ Washington, Tehran tiếp tục phản ứng bằng động thái cứng rắn. Hôm 8-7, theo hăng tin Reuters, Iran cho biết đă chính thức nâng mức độ làm giàu urani lên trên giới hạn 3,67% được quy định trong thỏa thuận hạt nhân kư với Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức vào năm 2015. Chưa hết, Iran tuyên bố sẽ giảm bớt tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận này sau mỗi 60 ngày trừ khi các nước lớn bảo vệ Tehran trước các biện pháp trừng phạt từ chính quyền ông Trump.
Đây là hướng tiếp cận đang đặt Iran và Mỹ vào nguy cơ đối đầu quân sự nếu t́nh h́nh vượt tầm kiểm soát. Dù vậy, các nhà phân tích nói với trang Politico rằng những động thái của Tehran là một canh bạc có tính toán - vừa nói không với ông Trump vừa gây sức ép lên các nhà lănh đạo châu Âu trong việc cứu thỏa thuận hạt nhân và chống lại áp lực của Mỹ. Ngoài ra, người Iran có thể c̣n đang đặt cược rằng ông Trump, người không thích chiến tranh, sẽ chịu nhượng bộ trước bằng cách dỡ bỏ trừng phạt để đổi lấy đối thoại.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ tại biển Ả Rập hôm 4-7Ảnh: Reuters
Điều đáng chú ư là cả Triều Tiên và Iran đều đối mặt lập trường cứng rắn của Mỹ đối với chương tŕnh hạt nhân của họ. Tuy nhiên, trong lúc B́nh Nhưỡng đồng ư ngồi vào bàn đàm phán th́ Tehran vẫn chưa muốn nói chuyện với Washington. Có nhiều lư do để giải thích sự khác biệt này, như Iran có quan điểm chống Mỹ được h́nh thành trong cuộc cách mạng diễn ra 40 năm trước và hiện vẫn c̣n bất b́nh trước quyết định rời khỏi thỏa thuận hạt nhân của chính quyền ông Trump năm ngoái. Ngoài ra, đang tồn tại hoài nghi ở Tehran rằng chính quyền Mỹ hiện nay không chỉ muốn thay đổi hành vi của Iran mà c̣n muốn lật đổ cả chính phủ quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Tổng thống Trump không ít lần nói rơ ông không muốn xảy ra chiến tranh với Iran, phần nào xuất phát từ nỗi lo một kết cục như thế có thể gây bất lợi cho nỗ lực tái tranh cử năm 2020. Nhà lănh đạo này ra tranh cử năm 2016 với cam kết rút Mỹ khỏi khu vực Trung Đông đầy biến động. Tuy nhiên, chính sự thiếu nhất quán đang khiến ông Trump gặp khó bởi ông từng đe dọa "xóa sổ" Tehran, quyết định triển khai thêm lực lượng đến Trung Đông và trừng phạt cả nhà lănh đạo tối cao Ali Khamenei.
Không loại trừ khả năng chính phủ Iran t́m cách kéo dài thời gian và hy vọng ông Trump sẽ rời Nhà Trắng sau cuộc bầu cử năm tới. Dù ǵ th́ khả năng ông Khamenei đồng ư nói chuyện với một tổng thống mới ở Mỹ cũng cao hơn so với nhân vật đă "xé bỏ" thỏa thuận hạt nhân kư với Tehran. Số phận thỏa thuận này đang là dấu hỏi lớn sau khi Bộ Ngoại giao Iran hôm 8-7 tuyên bố vẫn để ngỏ cánh cửa ngoại giao nhằm cứu nó nhưng không hy vọng vào cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên nói với trang Politico rằng Washington đang mong châu Âu áp đặt một số biện pháp trừng phạt để ngăn Iran tiếp tục vi phạm thỏa thuận - một kịch bản chắc chắn sẽ khiến cánh cửa ngoại giao đóng sập nếu diễn ra.