Chính quyền Trung Quốc đã tách trẻ Hồi giáo Tân Cương khỏi cha mẹ, đưa vào trường nội trú. Vùng đất này vôn 'cứng đầu' không tuân theo luật hà khắc của nhà nước Trung Quốc. Thật hết sức vô nhân đạo.
Trung Quốc đang cố t́nh tách trẻ em Hồi giáo khỏi gia đ́nh, tôn giáo và ngôn ngữ của các em ở vùng Tân Cương, theo một nghiên cứu mới.
Cùng lúc với việc hàng trăm ngàn người trưởng thành đang bị giam giữ tại các trại giam khổng lồ, một chiến dịch nhanh chóng và trên quy mô lớn nhằm xây dựng các trường học nội trú đang diễn ra.
Dựa trên các tài liệu có thể t́m thấy công khai và được củng cố bằng hàng chục cuộc phỏng vấn với thân nhân hiện đang sống ở hải ngoại của các gia đ́nh tại Tân Cương, BBC cho đến nay đă thu thập được một số những bằng chứng dày dặn, cho thấy những ǵ đang xảy ra với trẻ em trong khu vực.
Các hồ sơ ghi chép cho thấy ở chỉ một thị trấn đă có hơn 400 em nhỏ có cả cha lẫn mẹ bị đem nhốt dưới h́nh thứ hoặc là vào trại, hoặc vào tù.
Các đánh gia chính thức đang được thực hiện nhằm xác định xem liệu các em có cần phải được đưa vào “trung tâm chăm sóc” hay không.
Bên cạnh các nỗ lực nhằm thay đổi danh tính của người trưởng thành ở Tân Cương, các bằng chứng cho thấy có một chiến dịch đang được song song thực hiện nhằm xóa bỏ cội rễ của trẻ em.
Trung Quốc tiến hành giám sát và kiểm soát chặt chẽ tại Tân Cương, nơi các phóng viên nước ngoài bị theo sát 24 giờ mỗi ngày, khiến họ không thể thu thập được những lời kể chân thực tại đây. Thế nhưng họ có thể làm được điều đó tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một sảnh lớn tại Istanbul, hàng chục người xếp hàng để kể những câu chuyện về chính họ; nhiều người nắm chặt những bức ảnh chụp trẻ em, tất cả đều là các em nhỏ nay đang mất tích tại Tân Cương.
“Tôi không biết là ai đang chăm sóc chúng,” một người mẹ nói, chỉ tay vào tấm ảnh chụp ba đứa con gái nhỏ của ḿnh, “không hề liên lạc được.”
Một người mẹ khác cầm tấm ảnh chụp các con, ba trai một gái, và chùi nước mắt. “Tôi nghe nói là chúng đă bị đưa vào một trại trẻ mồ côi,” bà nói.
Trong 60 cuộc phỏng vấn riêng rẽ với bầu không khí căng thẳng và những lời kể đau khổ, cha mẹ và thân nhân các em kể chi tiết về hơn 100 vụ trẻ em mất tích tại Tân Cương.
Các em đều là người Uighurs, cộng đồng sắc tộc theo Hồi giáo đông dân nhất tại Tân Cương, vốn có mối quan hệ ngôn ngữ và tôn giáo lâu bền với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng ngàn người đă tới Thổ Nhĩ Kỳ để đi học, đi làm ăn, thăm thân, hoặc để tránh chính sách hạn chế sinh con cũng như t́nh trạng đàn áp tôn giáo đang tăng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian ba năm qua, họ nhận ra là ḿnh đă bị mắc kẹt ở lại sau khi Trung Quốc bắt đầu giam giữ hàng trăm ngàn người Uighurs và người thuộc các sắc tộc khác tại các khu trại khổng lồ.
Giới chức Trung Quốc nói người Uighurs đang được giáo dục tại “các trung tâm đào tạo học nghề” nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan, bạo lực tôn giáo. Thế nhưng các bằng chứng cho thấy rằng nhiều người bị bắt đơn giản chỉ v́ họ thể hiện niềm tin tôn giáo – như cầu nguyện hoặc đeo mang che mặt – hoặc v́ họ có người thân sống ở nước ngoài, tại những nơi như Thổ Nhĩ Kỳ.
Với những người Uighurs này, việc trở về gần như đồng nghĩa với việc sẽ bị bắt giam. Việc liên hệ qua điện thoại là vô cùng khó, ngay cả nói chuyện với thân nhân ở nước ngoài bây giờ cũng là việc trở nên quá nguy hiểm đối với những ai đang ở Tân Cương.
Vợ ở quê nhà bị bắt giam, một người đàn ông nói với tôi ông sợ rằng trong số tám đứa con của ḿnh, một số cháu có thể đă bị đưa vào trung tâm nuôi dưỡng của nhà nước Trung Quốc.
“Tôi nghĩ là chúng đă bị đưa vào trại cải tạo thiếu niên,” ông nói..
Nghiên cứu mới do BBC đặt hàng thực hiện đă làm rơ về việc điều ǵ đang thực sự diễn ra đối với các em này và hàng ngàn em khác.
Tiến sỹ Adrien Zenz là nhà nghiên cứu người Đức được ghi nhận là đă phơi bày đầy đủ t́nh trạng người Hồi giáo ở Tân Cương bị bắt giữ hàng loạt.
Dựa trên những tài liệu chính thức được công bố công khai, bản phúc tŕnh của ông nêu ra bức tranh về độ mở rộng quy mô các trường học ở mức chưa từng có tại Tân Cương.
Các khu trại đă được mở rộng, các khu kư túc xá mới được xây dựng với công suất tăng lên quy mô rất lớn.
Đáng chú ư là nhà nước đă nâng cao khả năng chăm sóc toàn phần thời gian đối với số lượng lớn các em nhỏ đúng vào lúc họ xây dựng các trại giam giữ.
Và dường như các hoạt động này là để nhắm vào cùng các nhóm sắc tộc.