Anh rấy bực mình về vấn đề Hong Kong thời gian vừa qua. Mấy hôm trước Anh đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại nước này. Đồng thời Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đă bỏ ngỏ khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc và trục xuất các nhà ngoại giao của nước này, liên quan tới bất đồng sâu sắc giữa hai nước về vấn đề Hong Kong.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt để ngỏ khả năng trừng phạt Trung Quốc (Ảnh: Guardian)
Ngoại trưởng Anh và hiện đang là ứng viên tranh cử Thủ tướng của đảng Bảo thủ lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh rằng, Anh sẽ luôn luôn đặt các nguyên tắc của họ lên trước các lợi ích thương mại, đồng thời kêu gọi Trung Quốc nên tôn trọng thỏa thuận “hệ thống 1 quốc gia, 2 hệ thống” về Hong Kong.
Căng thẳng giữa Anh và Trung Quốc đă gia tăng đột biến sau khi Ngoại trưởng Hunt lên tiếng ủng hộ những người biểu t́nh ở Hong Kong đ̣i xóa bỏ luật dẫn độ. Hôm thứ Tư trong tuần, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming đă cáo buộc ông Hunt có hành động can thiệp vào vấn đề của họ sau khi ông Hunt kêu gọi Trung Quốc ngừng sử dụng các cuộc biểu t́nh như “tiền đề cho đàn áp”.
Trong hôm 4/7, ông Hunt tiếp tục làm căng vấn đề khi nhắc lại các mối quan ngại của ông và khẳng định rằng Anh sẽ cân nhắc mọi lựa chọn về cách đáp trả đối với Trung Quốc.
“Cách thức phản ứng với t́nh trạng bạo lực không phải là đàn áp, mà là thấu hiểu tận gốc rễ mối quan ngại của những người biểu t́nh, đó là luật dẫn độ mới có thể gây xói ṃn sự tự do của cuộc đời họ” – ông Hunt nói với kênh Radio 4 của BBC.
Khi được hỏi về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt hoặc trục xuất các nhà ngoại giao Trung Quốc, ông Hunt nói ông không loại bỏ các lựa chọn này. “Không có vị Ngoại trưởng nào từng loại bỏ chính xác điều có thể xảy ra trong t́nh huống như vậy. Các bạn cần cái mà ông Bill Clinton từng gọi là “sự mơ hồ chiến lược”” – ông Hunt nói.
Phát biểu chỉ một ngày trước khi lá phiếu bầu được chuyển tới nhà của 160.000 thành viên đảng Bảo thủ, ông Hunt đă chỉ trích một số bài xă luận trên kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc ông là “ích kỷ” v́ đặt lợi ích chính trị lên trên mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông Hunt nói ông không bất ngờ trước phản ứng của Bắc Kinh, và nói: “Trung Quốc chuyên đưa ra giọng điệu kiểu này”.
Ngoại trưởng Anh nói thêm: “Hong Kong là một phần của Trung Quốc, chúng ta công nhận điều đó. Chúng ta chỉ đang nói rằng, chúng ta cũng có một thỏa thuận với nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa và chúng ta muốn thỏa thuận đó được tôn trọng”.
“Trung Quốc là một quốc gia hưởng lợi rất nhiều từ việc áp dụng hệ thống luật pháp quốc tế. Và bởi vậy, việc không tôn trọng thỏa thuận rất quan trọng giữa Trung Quốc và Anh đương nhiên sẽ gây ra nhiều hậu quả cho cả Anh lẫn Trung Quốc” – Ngoại trưởng Hunt nói.
Ngoại trưởng anh nói rằng t́nh h́nh ở Hong Kong hiện nay là “rất, rất nghiêm trọng”. Ông thêm rằng: “Chúng tôi là một quốc gia luôn tôn trọng nền dân chủ, sự thượng tôn pháp luật, quyền dân sự trên khắp thế giới trong suốt chiều dài lịch sử. Chúng tôi xem t́nh h́nh hiện nay là rất đáng lo ngại. Và chúng tôi chỉ đơn giản là đang yêu cầu thỏa thuận mà chúng tôi có với Trung Quốc từ năm 1984 được tôn trọng”.
Khi được hỏi rằng liệu có phải Anh có quá nhiều lợi ích kinh tế bị ảnh hưởng khi đối đầu với Trung Quốc hay không, ông Hunt nói: “Nếu các bạn đề nghị tôi phải lựa chọn giữa một bên là quan hệ thương mại và một bên là các nguyên tắc của chúng ta… Sau cùng th́ đây là một quốc gia luôn bảo vệ các giá trị mà chúng ta tin tưởng và chúng ta nghĩ rằng việc tôn trọng các thỏa thuận quốc tế là một nguyên tắc quan trọng”.