Mặc dù Trump hứa mở đường sống cho Huawei nhưng Trung Quốc không vội mừng mà có phản ứng cảnh giác khi không đề cập quá nhiều tới khả năng Mỹ gỡ bỏ các giới hạn với Huawei.
Một cửa hàng của Huawei ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc đang cho thấy sự thận trọng với kết quả cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, hôm 29/6. Bắc Kinh đến giờ vẫn giữ im lặng trước lời hứa từ ông chủ Nhà Trắng rằng sẽ xóa bỏ một số hạn chế đối với tập đoàn viễn thông Huawei của nước này.
Sau 80 phút họp kín giữa hai lănh đạo, chính phủ Trung Quốc đưa ra một thông báo ngắn tóm tắt cuộc gặp, trong đó nội dung chính là việc đôi bên thống nhất trở lại bàn đàm phán về thương mại, Mỹ sẽ không tăng thuế với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc như lời Tổng thống Trump từng đe dọa. Tuy nhiên, hăng thông tấn Xinhua và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập tới Huawei mà chỉ nói rằng Chủ tịch Tập đă yêu cầu Tổng thống Trump đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc.
Washington từng liệt Huawei vào một "danh sách đen", qua đó cấm các công ty Mỹ bán công nghệ và thiết bị cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Tại buổi họp báo sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Trump tuyên bố các công ty Mỹ hiện có thể bán hàng trở lại cho Huawei, miễn là các sản phẩm không đe dọa tới an ninh quốc gia. Dù vậy, Trump lưu ư quyết định có nên loại Huawei khỏi "danh sách đen" hay không sẽ được thảo luận sau.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho hay việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với Huawei không phải một "lệnh ân xá" và Huawei vẫn nằm trong "danh sách đen", nơi họ bị kiểm soát chặt chẽ về xuất khẩu và mọi sản phẩm có nguy cơ gây hại đến an ninh quốc gia Mỹ đều sẽ không được cấp phép bán cho tập đoàn này.
Trái với Mỹ, phái đoàn Trung Quốc không tỏ ra quá hồ hởi hay phấn khích trước những thông tin tích cực về Huawei. Wang Xiaolong, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tổ chức họp báo cùng thời điểm với cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ nhưng không b́nh luận về cuộc gặp Trump - Tập hay những diễn biến mới liên quan đến Huawei.
"Tôi biết tất cả các bạn đều quan tâm tới hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung, nhưng tôi hy vọng câu hỏi của các bạn sẽ tập trung vào G20", Wang nói với các phóng viên ở Osaka. "Tôi không tham dự cuộc họp nên tôi không thể chia sẻ thông tin về những vấn đề được thảo luận. Về thông tin Mỹ có thể gỡ bỏ giới hạn với Huawei, nếu họ có thể làm vậy, chúng tôi chắc chắn hoan nghênh".
Phản ứng trên khác biệt hoàn toàn với phản ứng của Trung Quốc sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập hồi tháng 12 năm ngoái ở Buenos Aires, Argentina, bên lề hội nghị G20. Lúc bấy giờ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn đă cung cấp toàn bộ thông tin với báo chí trong nước và quốc tế chỉ vài giờ sau cuộc gặp.
[IMG]
[/IMG]
Tổng thống Mỹ (trái) và Chủ tịch Trung Quốc trước cuộc gặp sáng 29/6. Ảnh: Reuters.
Huawei có phản ứng tương tự với chính quyền Trung Quốc. Họ chỉ đưa ra một thông báo vắn tắt khi được hỏi về khả năng Mỹ gỡ bỏ các lệnh cấm với công ty. "Chúng tôi đă nắm được tuyên bố của Tổng thống Mỹ và hiện không có b́nh luận ǵ thêm", thông báo từ Huawei cho biết.
"Hội nghị thượng đỉnh G20 đă mang đến cơ hội để Mỹ và Trung Quốc đánh giá thiệt hại", Su Xiaohui, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc, ngày 1/7 viết trên People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc. "Tuy nhiên, v́ bối cảnh hiện nay c̣n nhiều vấn đề phức tạp, chúng ta vẫn cần phải có kỳ vọng phù hợp về tương lai mối quan hệ Mỹ - Trung. Sau tất cả, phía Mỹ vẫn liên tục phủ nhận về những đồng thuận đă đạt được, lật lại lời hứa của chính ḿnh, coi thường tín nhiệm và cố t́nh tạo ra trở ngại ở các ṿng đàm phán trước đây".
Một bài b́nh luận trên tờ Global Times cũng cho rằng Trung Quốc phải tiếp tục giữ vững lập trường, bởi c̣n nhiều thay đổi có thể xảy ra trước khi các phiên đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington được nối lại và chưa thể nói trước bất cứ điều ǵ.
Theo tác giả bài viết, những kết quả tốt đẹp từ hội nghị thượng đỉnh ở Osaka là thành quả của việc Bắc Kinh đă thể hiện "ḷng can đảm và quyết tâm đấu tranh mạnh mẽ" kể từ thời điểm đàm phán thương mại Mỹ - Trung đổ vỡ hồi đầu tháng 5.
Jian Chang, nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về Trung Quốc tại ngân hàng Barclays, nhận định "lệnh đ́nh chiến" đạt được ở Osaka chưa chắc đă giúp gia tăng cơ hội Mỹ và Trung Quốc kư kết thành công một thỏa thuận thương mại. Theo ông, việc nối lại đàm phán đơn giản là cách tốt nhất giúp bảo toàn lợi ích của cả đôi bên.
Michael Taylor, giám đốc điều hành Ban châu Á - Thái B́nh Dương tại tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody's, cho rằng trở ngại lớn nhất hiện nay ngăn Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận dài hạn nằm ở việc hai bên thiếu cơ chế chung để giải quyết các bất đồng trước những vấn đề cốt lơi như công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, chính sách hay việc đảm bảo công bằng cho các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc.
"Đàm phán vẫn có thể đổ vỡ và nguy cơ hai bên tiếp tục tung đ̣n thuế nhằm vào nhau vẫn c̣n", ông cảnh báo.
VietBF © sưu tầm