Hiện nay nhiều nghị sỹ Mỹ phản đối nới lỏng hạn chế với Huawei là do lo cho an ninh đất nước. Vừa qua, thỏa thuận “đ́nh chiến” của Mỹ với Trung Quốc, trong đó có việc nới lỏng hạn chế đối với “gă khổng lồ” viễn thông Huawei, đă làm dấy lên sự phản đối từ nhiều nghị sỹ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Hồi cuối tuần qua, bên cạnh việc nhất trí nối lại đàm phán thương mại và hoăn áp thuế mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump c̣n cho thấy lập trường có phần mềm mỏng hơn đối với Huawei, khi cho biết các doanh nghiệp Mỹ có thể bán thiết bị “không có vấn đề lớn về mặt an ninh quốc gia” cho Huawei.
Trước động thái này, nhiều nghị sỹ chỉ trích ông Trump xem nhẹ vấn đề an ninh quốc gia. Thượng nghị sỹ Cộng ḥa Marco Rubio cho biết nếu Tổng thống Trump thực sự nới lỏng những hạn chế gần đây đối với Huawei, th́ các nghị sỹ sẽ khôi phục những quy định này thông qua hoạt động lập pháp. Đồng quan điểm, Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer cho rằng Huawei là một trong số ít những “đ̣n bẩy” hữu hiệu của Mỹ để khiến Trung Quốc “chơi đẹp” trong vấn đề thương mại.
Nghị sỹ đảng Cộng ḥa Jim Banks cho rằng thỏa thuận “đ́nh chiến” nói trên “cực kỳ rắc rối” và khiến cho việc đàm phán với Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, ông Michael McFaul, một giáo sư của Đại học Stanford và cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, cho rằng quyết định nói trên của Tổng thống Trump đă làm yếu đi những lập luận của ông về an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nêu rơ rằng Huawei sẽ vẫn nằm trong cái gọi là Danh sách Thực thể của Mỹ, gồm các công ty và cá nhân nước ngoài chịu sự giám sát xuất khẩu cụ thể và yêu cầu cấp phép chuyển giao công nghệ. Theo ông Kudlow, "Bộ Thương mại Mỹ sẽ cấp một số giấy phép bổ sung tạm thời theo các danh mục chung sẵn có" của các sản phẩm sẽ được bán.