Ngoài mực khô, các mặt hàng trái cây của Việt Nam như thanh long, mít, sầu riêng… cũng đang bị tắc đường sang Trung Quốc do sự thay đổi chính sách nhập cảng của Bắc Kinh.
Báo Người Lao Động ngày 29 Tháng Sáu, 2019, cho hay, hơn nửa tháng nay, nông dân tỉnh Lâm Đồng không thể bán được sầu riêng v́ bên Trung Quốc ngừng mua, khiến giá “lao dốc” thê thảm. Ở các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng như: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc, nông dân đang lo lắng v́ giá sầu riêng xuống thấp hơn 2/3 so với đầu vụ cách đây một tháng.
Cụ thể, giá sầu riêng giống ghép Ri6 loại 1 thương lái mua vào giảm từ 60,000-70,000 đồng/kg ($2.4-$3) chỉ c̣n 25,000-30,000 đồng/kg ($1.07-$1.2); sầu riêng giống ghép Thái Lan, Mong-thong, Đô Na từ 80,000-100,000 đồng/kg ($3.4-$4.2) giảm c̣n 40,000-50,000 đồng/kg ($1.7-$2.1).
Ông Phan Bá Tư (ngụ xă Hà Lâm, huyện Đạ Huoai) cho biết mọi năm, thương lái thu mua sầu riêng rất tấp nập, thậm chí tranh giành nhau từng nhà vườn. Xe container đậu xếp hàng dài dọc quốc lộ 20 cả ngày lẫn đêm chờ nhận sầu riêng đóng thùng và xuất đi. Nhưng năm nay, đợt đầu mùa vụ cách đây một tháng chỉ có lác đác vài xe đậu chờ gom hàng, hiện tại th́ không thấy xuất hiện nữa.
“Gia đ́nh tôi canh tác hơn hai hécta sầu riêng Thái Lan và Ri6, nếu t́nh h́nh này kéo dài, giá tiếp tục giảm th́ có nước lỗ nặng,” ông Tư than thở.
Tương tự, gia đ́nh ông Nguyễn Phạm Khánh Thông (xă Hà Lâm) canh tác hơn năm hécta sầu riêng giống ghép Ri6 và Thái Lan cho biết: “Với giá 25,000-30,000 đồng/kg ($1.07-$1.2), nếu bán được th́ may ra huề vốn, c̣n không th́ lỗ nặng. Chúng tôi chưa biết xoay xở ra sao.”
Giải pháp t́nh thế mà nông dân Lâm Đồng lựa chọn lúc này là mang sầu riêng ra dọc quốc lộ 20 bán cho khách đi đường hoặc gửi xe khách đưa vào Sài G̣n bán lẻ.
Nói với báo Người Lao Động, ông Đặng Hùng Việt, trưởng Pḥng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Đạ Huoai, cho rằng từ cuối năm 2018, những khuyến cáo về thay đổi chính sách nhập cảng hàng hóa của Trung Quốc đă được đưa ra nhưng đă không được người dân quan tâm.
Riêng về thương hiệu sầu riêng Đạ Huoai, ông Việt cho biết toàn huyện cũng mới chỉ có 88 hộ và hơn 300 hécta ghi danh sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và mới được dán tem truy xuất nguồn gốc khoảng 800,000 tem.
“Dù chúng tôi tích cực vận động nhưng đa phần người dân chưa quan tâm đến tiêu chuẩn này v́ cho rằng bán ra ngoài cho thương lái Trung Quốc được giá cao hơn,” ông Việt nói.
Trong khi đó, theo báo Thế Giới Tiếp Thị do sầu riêng Việt Nam không thể qua Trung Quốc bằng cửa khẩu lớn nhờ “mượn danh” sầu riêng Mong-thong của Thái Lan nữa, nên phải chuyển sang “đi hàng” bằng các lối mở giữa biên giới hai nước. Hàng phải đựng bằng thùng xốp, gùi bằng đường bộ qua biên giới khiến tăng chi phí, rủi ro cao, trong khi lượng hàng tiêu thụ hàng ngày được rất ít.
Tin cho biết trước đó, khoảng Tháng Mười Hai, 2018, phía Trung Quốc cũng đột ngột ngừng mua sầu riêng, khiến giá loại trái cây này trong nước giảm mạnh. Trước đó, các thương lái thu mua sầu riêng tại vườn của các nông dân như Tiền Giang, Vĩnh Long với giá khoảng 80,000 đồng/kg ($3.4), thế nhưng khi phía thương lái Trung Quốc từ chối không thu mua, giá sầu riêng đă giảm như lao dốc không phanh, xuống chỉ c̣n 35,000- 40,000 đồng/kg ($1.5-$1.7) khiến cả thương lái và nông dân lâm vào cảnh lỗ nặng.
(Tr.N)Người Việt
30-6-2019