Chiến tranh thương mại đang ảnh hưởng tiêu cực tới Trung Quốc qua nhiều kênh. Gần đây, Mỹ nâng mức thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%, v́ vậy Osaka hoàn toàn có thể nghi ngại trước tương lai ảm đạm của thương chiến dù nơi đây sắp chứng kiến cái bắt tay giữa nguyên thủ Mỹ-Trung.
Kết quả tốt nhất
Trả lời phỏng vấn kênh truyền h́nh CNBC ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Hội nghị G20 ở Osaka (Nhật Bản), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết đàm phán đi đến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đă hoàn thành 90%, hi vọng sẽ kư kết vào cuối năm nay. Tổng thống Donald Trump cũng thể hiện thái độ lạc quan về khả năng Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc dường như lại có câu trả lời khác. Kết thúc phiên ngày 26/6, tổng giá trị giao dịch của sàn chứng khoán Thượng Hải và sàn chứng khoán Thâm Quyền đạt 391,7 tỷ Nhân dân tệ, giảm gần 24% so với hôm trước.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ṛng, phiên ngày 26/6 là 1,213 tỷ Nhân dân tệ. Diễn biến trên “thị trường của kỳ vọng” cho thấy nhà đầu tư vẫn khó tin về sự tái hiện “mùa xuân” trong quan hệ Mỹ-Trung sau cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.
Dù nguyên thủ Mỹ-Trung đồng ư gặp nhau là tín hiệu tích cực, nhưng dư luận cơ bản nhận định kết quả tốt nhất của cuộc gặp thượng đỉnh lần này là hai bên quyết định nối lại đàm phán thương mại. Chuyện Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại, đó có thể là tương lai xa.
Nguyên nhân, như hăng tin Reuters dẫn lời quan chức Mỹ, là do Washington không chấp nhận bất cứ điều kiện nào liên quan tới thuế quan và hối thúc Trung Quốc mang bản cam kết trước khi sửa đổi trở lại bàn đàm phán.
Điều đó có nghĩa phía Mỹ từ chối các yêu cầu cốt lơi của phía Trung Quốc trong việc đạt được thỏa thuận thương mại giữa hai bên. Đồng thời, cho dù đàm phán thương mại có nối lại và hai bên vẫn phải đi một chặng đường dài giải quyết các vấn đề then chốt trước khi đạt được thỏa thuận song phương.
Đàm phán đi đến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đă hoàn thành 90%. Ảnh minh họa
Việc Mỹ-Trung đồng ư nối lại đàm phán có thể là do sức ép từ các số liệu kinh tế. Ngày 26/6, The Conference Board, một hiệp hội của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, công bố số liệu cho thấy chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tháng 6/2019 giảm 9,8 điểm, c̣n 121,5 điểm, là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017. Lynn Fanco, thành viên cao cấp của The Conference Board, cho rằng, leo thang căng thẳng về thương mại và thuế quan đă làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng, dự kiến, t́nh trạng này sẽ c̣n tiếp tục.
Đối với Trung Quốc, nước này đă đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế, nhưng theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của tổ chức nghiên cứu thị trường eMarketer, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, tăng trưởng của ngành bán lẻ Trung Quốc thấp hơn dự kiến, chỉ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những con số thống kê khác cho thấy lượng tiêu thị xe ô tô tháng 5/2019 của Trung Quốc giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái c̣n lượng nhà bán được trong tháng 5/2019 cũng giảm so với 4 tháng đầu năm.
Trong khi đó, bất động sản là ngành quan trọng nhất đối với kinh tế Trung Quốc, hoạt động mua nhà giảm sẽ ảnh hưởng tới gần như mọi ngành nghề khác như sắt thép, đồ gia dụng… Rơ ràng, chiến tranh thương mại đă tác động tiêu cực tới niềm tin người tiêu dùng và hạn chế hiệu quả các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Giới hạn cuối cùng của Trung Quốc
Tại Hội nghị G20 ở Argentina vào ngày 1/12/2018, hai bên đă đạt được nhận chức chung về việc “không tiến hành chiến tranh thương mại”. Nhưng đầu tháng 5 vừa qua, khi các bên kỳ vọng Mỹ-Trung sẽ đạt được thỏa thuận đ́nh chiến, đàm phán thương mại đă đổ vỡ.
Phía Mỹ chỉ trích phía Trung Quốc đă hủy bỏ những cam kết trước đó vốn thỏa măn nhiều yêu cầu của Mỹ, bao gồm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Mỹ và giảm trợ cấp ngành nghề… Phía Trung Quốc đă lên tiếng phản bác, cho rằng đ̣i hỏi của phía Mỹ quá rộng, xâm phạm chủ quyền của nước này.
Giờ đây, nguyên thủ hai nước đă quyết định ngồi lại với nhau một lần nữa, cũng là trong thời gian diễn ra Hội nghị G20 và như những ǵ nêu trên, kết quả tốt nhất có lẽ là việc Mỹ-Trung quyết định nối lại đàm phán thương mại.
Theo Phó Chủ tịch Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế, cựu Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc, ư nghĩa quan trọng nhất của việc nối lại đàm phán thương mại nằm ở việc đưa hai nước trở về quỹ đạo đối thoại thay cho đối kháng. Sau khi nối lại đàm phán thương mại, hai nước sẽ tiếp tục hiệp thương, t́m kiếm phương án giải quyết.
Đặc biệt, ông Ngụy cho biết khi trực tiếp gặp nhau, nguyên thủ hai nước sẽ đưa ra lập trường của mỗi bên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ lần đầu tiên nêu ra các giới hạn cuối cùng của phía Trung Quốc về đàm phán thương mại, gồm 3 điểm:
Một là bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia, không để bị xâm phạm.
Hai là bảo đảm an ninh quốc gia, bao gồm an ninh lănh thổ, an ninh mạng và an toàn đất nước.
Ba là cơ hội phát triển của Trung Quốc không thể bị tước đoạt hay áp chế.
Tại Hội nghị G20 năm 2018, hai bên đă đạt được nhận chức chung về việc “không tiến hành chiến tranh thương mại”. Ảnh: AP
Ba mũi tên vàng
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC, chiến tranh thương mại đang ảnh hưởng tiêu cực tới Trung Quốc qua nhiều kênh. Gần đây, Mỹ nâng mức thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%, nếu kéo dài có thể khiến tăng trưởng xuất khẩu thực tế của Trung Quốc trong 12 tháng tới giảm 1,7-2,8 điểm phần trăm và kéo thụt tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 0,3-0,5 điểm phần trăm.
Trong trường hợp, phạm vi áp thuế 25% bao phủ cả hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc c̣n lại, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 6,3-6,8 điểm phần trăm và tăng trưởng GDP thực chất của Trung Quốc giảm 1,1-1,2 điểm phần trăm.
Trong bối cảnh đó, dù chính sách nới lỏng định lượng có thể giúp kích thích nhu cầu trong nước và triệt tiêu một phần ảnh hưởng, nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 6%.
Nếu không thể nào làm lắng dịu va chạm thương mại trong tương lai gần, niềm tin doanh nghiệp và đầu tư có thể bị ảnh hưởng lớn, trong ngắn hạn nhu cầu đầu tư sẽ đi xuống, về trung hạn tăng trưởng sức sản xuất cũng giảm.
Ngoài ra, việc Mỹ đưa một số doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc vào “danh sách đen” bắt đầu phá hoại chuỗi cung ứng cho ngành điện tử và các sản phẩm khác. Ví dụ từ khi Huawei bị đưa vào “danh sách đen”, lượng tiêu thụ điện thoại thông minh ở nước ngoài của hăng này đă giảm tới 40%. Do đó, chiến tranh thương mại càng kéo dài, sức phá hoại càng lớn.
Muốn giành thắng lợi trong chiến tranh thương mại với Mỹ, HSBC cho rằng Trung Quốc cần phải:
Thứ nhất, mở rộng chính sách nới lỏng kích thích nhu cầu trong nước bằng tái lạm phát (reflation). Biện pháp tái lạm phát cụ thể bao gồm giảm thuế giá trị gia tăng cho ngành chế tạo từ 13% xuống 9-10%, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20-22% và hạ mức đóng bảo hiểm xă hội, tăng cường cấp tín dụng cho doanh nghiệp dân doanh.
Thứ hai, thúc đẩy cải cách mang tính kết cấu để hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh.
Thứ ba, mở rộng hơn nữa cánh cửa kinh tế dẫn dắt xuất khẩu rời xa thị trường Mỹ và tiến bước trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc của HSBC Khuất Hồng Bân, lập trường của phe bồ câu trong Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) c̣n mang tới không gian để Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC, ngân hàng trung ương) giảm lăi suất khi cần thiết. Một phương án khác mà PBOC có thể thực hiện để chống lại tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại là tăng không gian dao động cho tỷ giá đồng nhân dân tệ, nhưng không nên quá rộng.
Chuyên gia Khuất tin rằng một chính sách bao gồm 3 mũi tên nêu trên có thể giúp Trung Quốc tiến bước trong bối cảnh tồn tại nhiều nhân tố không xác định. Với việc thực thi chúng, trong vài năm nữa, kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại quỹ đạo ổn định, tăng trưởng bền vững.