Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động DF-17. Tên lửa này sẽ là nền tảng mang phóng đầu đạn hạt nhân siêu vượt âm cực mạnh của Bắc Kinh.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-17 của Trung Quốc
Gần đây Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đă chứng minh sự phát triển và triển vọng của ḿnh trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo, họ đă lần đầu tiên tiết lộ về quy tŕnh phóng mô phỏng tên lửa di động thế hệ mới.
Theo phân tích bên ngoài, loại tên lửa đạn đạo di động này rất có khả năng là "Dongfeng-17" đầy bí ẩn của Quân chủng tên lửa chiến lược, bởi v́ tính năng lớn nhất theo của tin đồn DF-17 đó được trang bị đầu đạn siêu vượt âm.
Báo chí quốc tế tin rằng DF-17 có tầm b.ắ.n từ 18.000 đến 25.000 km, đây là tầm b.ắ.n xa nhất của gia đ́nh tên lửa Dongfeng (và tầm xa nhất trên thế giới). Dự kiến tên lửa đạn đạo DF-17 sẽ được trang bị cả đầu hạt nhân và thông thường. Toàn bộ nền tảng tên lửa lẫn đầu đạn lượn siêu vượt âm đặc biệt đều do Trung Quốc tự phát triển.
Về cơ bản, vũ khí siêu vượt âm được xem như một dạng đầu đạn hạt nhân đặc biệt có độ cơ động cực cao, nó vẫn được phóng đi bằng tên lửa đẩy xuyên lục địa thông thường và chỉ khi lên tới tầng cao của khí quyển th́ mới tách ra rồi thực hiện chế độ bay linh hoạt để tiếp cận mục tiêu.
Tính năng đáng chú ư nhất của đầu đạn thông thường đó là hầu như chỉ dựa vào tốc độ cực cao (lên tới Mach 8 - 10) để vượt qua hàng rào pḥng thủ. Một số loại đầu đạn tiên tiến được tích hợp thêm khả năng thay đổi quỹ đạo trong khi bay nhằm vô hiệu hóa thuật toán nội suy điểm chạm nhằm đưa tên lửa đ.ánh chặn lên đón đầu.
Tuy nhiên khả năng vận động của chúng vẫn khá hạn chế với quỹ đạo tương đối đơn giản, không thay đổi được hướng đi nhiều lần, dẫn tới việc vẫn có thể bị phá hủy nếu phía pḥng thủ b.ắ.n nhiều tên lửa cùng lúc.
Trong khi đó phương tiện bay siêu vượt âm lại khác hẳn, nó có khả năng cơ động linh hoạt chẳng kém ǵ một chiếc tàu lượn di chuyển ở tốc độ cực cao với quỹ đạo được điều khiển từ xa, cho nên không có tính dự báo hay có thể nội suy điểm chạm, từ đó gia tăng thách thức đối với hệ thống pḥng thủ.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cho biết vũ khí siêu vượt âm của họ c̣n được tích hợp trí thông minh nhân tạo, giúp nó tự động đ.ánh giá các mối hiểm họa để lẩn tránh khỏi vùng pḥng không của đối phương.
Theo Tướng John Hyten - Chỉ huy Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ th́ vị chỉ huy này đă phải thừa nhận rằng họ hiện không đủ khả năng ngăn chặn vũ khí siêu vượt âm của Nga hay Trung Quốc.
VietBF © sưu tầm