Lănh đạo biểu t́nh Hong Kong kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường. Dự luật gây tranh căi đă được tạm hoăn. Tuy nhiên, người dân vẫn muốn nó phải được rút hoàn toàn.
Người biểu t́nh leo qua rào chắn trong cuộc tuần hành phản đối hôm 12/6. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi cần cho chính quyền biết rằng người Hong Kong sẽ kiên tŕ và không ngừng biểu t́nh, trừ khi dự luật được rút hoàn toàn", Jimmy Sham, thành viên nhóm Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hong Kong (CHRF), hôm nay cho biết, khẳng định nhóm này sẽ thúc đẩy tổ chức biểu t́nh vào ngày 16/6.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam trước đó có động thái nhượng bộ khi tuyên bố hoăn thảo luận dự luật "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lư lẫn nhau về vấn đề h́nh sự" sửa đổi. Tuy nhiên, bà Lam nhấn mạnh dự luật sẽ không được rút hoàn toàn, bởi chính quyền đặc khu vẫn cần giải quyết những lỗ hổng pháp lư.
Jimmy Sham gọi dự luật là "con dao" tấn công vào thành phố. "Nó gần như đă chạm tới trái tim của chúng tôi. Giờ đây chính phủ nói rằng họ sẽ không thúc đẩy nó, nhưng cũng từ chối rút nó ra", Sham nói thêm.
Sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 theo mô h́nh "một quốc gia, hai chế độ", Hong Kong được quyền duy tŕ hệ thống pháp lư riêng, độc lập với Trung Quốc đại lục. Dự luật sửa đổi được chính quyền Hong Kong đề xuất hồi tháng 2, cho phép đặc khu này bàn giao nghi phạm tới các quốc gia và vùng lănh thổ chưa kư hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục.
Hong Kong rơi vào hỗn loạn hôm 9/6 khi hàng trăm ngh́n người xuống đường biểu t́nh phản đối dự luật. Nhiều người lo ngại dự luật có thể làm ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục gia tăng, đồng thời khiến họ bị điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác. Cuộc biểu t́nh thứ hai diễn ra hôm 12/6, khiến Hội đồng Lập pháp Hong Kong phải hoăn phiên thảo luận dự luật trước sức ép của hàng chục ngh́n người bao vây bên ngoài.
Trưởng đặc khu Lam hôm nay cho biết chính quyền Hong Kong chấp nhận những chỉ trích và sẽ lắng nghe ư kiến về dự luật với thái độ cởi mở hơn. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh dự luật sẽ không được rút hoàn toàn bởi chính quyền đặc khu cần giải quyết những lỗ hổng pháp lư.