Thổ Nhĩ Kỳ dọa đáp trả nếu bị Mỹ cấm vận v́ hợp đồng S-400. Nước này sẽ trả đũa tương xứng bằng hành động. Thổ khẳng định không từ bỏ mua tên lửa S-400 Nga.
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp S-400 Nga. Ảnh: TASS.
"Nếu Mỹ bắt đầu các bước đi tiêu cực, chúng tôi sẽ áp dụng các động thái trả đũa. Washington đă đưa ra hàng loạt quyết định, chúng tôi sẽ không giữ im lặng. Nếu nhận thấy thái độ tiêu cực nhằm vào ḿnh, Ankara sẽ phản ứng một cách tương xứng", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm qua phát biểu trong một cuộc họp báo.
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Ankara vẫn giữ quan điểm về việc mua tên lửa pḥng không tầm xa S-400 và không có ư định hủy hợp đồng với Moskva.
Chính phủ Mỹ trước đó ra hạn chót ngày 31/7 để Thổ Nhĩ Kỳ hủy hợp đồng mua S-400 với Nga. Nếu Ankara không thực hiện yêu cầu, toàn bộ các phi công và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ đang huấn luyện với tiêm kích F-35 tại Mỹ sẽ bị trục xuất.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mike Andrews hôm 11/6 cho biết các phi công F-35 Thổ Nhĩ Kỳ không c̣n được bay huấn luyện tại căn cứ không quân Luke, bang Arizona, đồng thời cảnh báo sẽ loại Ankara khỏi dự án F-35 nếu nước này không thay đổi chính sách.
Giới chuyên gia nhận định việc loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương tŕnh F-35 sẽ gây ra rạn nứt lớn chưa từng có cho quan hệ giữa Washington và Ankara, vốn đă căng thẳng do nhiều vấn đề như chiến lược tại Syria và biện pháp trừng phạt Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng trong chương tŕnh F-35 và luôn t́m cách vận hành ḍng tiêm kích này cùng tổ hợp S-400. Nước này đă đặt mua 100 chiếc F-35A với tổng giá trị khoảng 9 tỷ USD và đă cử 6 phi công và khoảng 20 kỹ thuật viên đến căn cứ Luke để học điều khiển, bảo dưỡng siêu tiêm kích F-35A.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga kư thỏa thuận mua tên lửa S-400 trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Mỹ liên tục phản đối hợp đồng này, cho rằng Nga có thể đưa chuyên gia tới Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp cận mạng lưới pḥng không NATO, cũng như nghiên cứu tiêm kích tàng h́nh F-35 để nắm thông tin tác chiến bí mật, xóa bỏ ưu thế của chiến đấu cơ đắt nhất thế giới.