Vùng Vịnh đag nóng lên như sắp bùng nổ chiến tranh đến nơi v́ sự cố tàu chở dầu. Hăng Reuters vùa đưa tin, chiều tối 4/6, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) sẽ họp kín, thảo luận về t́nh h́nh vùng Vịnh sau sự cố được cho là cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu tại Vịnh Oman.
Một chiếc tàu cháy trong vụ việc được cho là bị tấn công tại Vịnh Oman
Thông tin trái chiều
Cuộc họp kín được triệu tập sau khi tàu Front Altair của hăng Frontline (Na Uy) và tàu Kokuka Courageous do Công ty Kokuka Sangyo (trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) vận hành, gặp sự cố tại Vịnh Oman. Theo thông tin ban đầu, 2 tàu trên đă “bị tấn công”, có thể bằng ngư lôi hoặc ḿn từ tính. Vụ việc diễn ra 1 tháng sau khi xảy ra các vụ nổ làm thiệt hại 4 tàu chở dầu cũng tại khu vực này.
Iran đă bác bỏ tuyên bố của Mỹ, cho rằng Tehran liên quan tới 2 vụ tấn công trên, khẳng định đây đều là những tuyên bố “vô căn cứ”. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă cáo buộc Iran là thủ phạm, đồng thời chỉ trích các vụ tấn công vô cớ này đặt ra một mối đe dọa rơ ràng đối với an ninh quốc tế và chống lại sự tự do hàng hải. Phía Mỹ c̣n cung cấp đoạn video mà Washington cho là một tàu hải quân của Iran áp sát tàu chở dầu Kokuka Courageous để gỡ thủy lôi chưa phát nổ nhằm hủy bằng chứng. Tuy nhiên, ông Yutaka Katada, Chủ tịch Công ty Kokuka Sangyo, cho rằng, thông tin tàu Kokuka Courageous bị trúng thủy lôi không chính xác. Theo ông Katada, các thủy thủ trên tàu đă “chính mắt thấy một vật ǵ đó bay vào tàu, xảy ra một vụ nổ và tạo thành lỗ thủng trên thân tàu”. Sau đó, các thủy thủ đă phải sơ tán, nhưng 3 giờ sau đó, 1 vật thể bay khác lại lao vào tàu.
Trước những diễn biến trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, hiện c̣n quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về vụ việc do c̣n thiếu nhiều thông tin. Theo ông Peskov, “không ai biết rơ điều ǵ đằng sau vụ tấn công này”. Trước đó, Tổng Thư kư LHQ Antonio Guterres cũng đă cực lực lên án các vụ tấn công, nhưng cũng cảnh báo rằng thế giới không thể để xảy ra một cuộc đối đầu tại vùng Vịnh.
Nhiều giả thuyết
Trong một ḍng trạng thái trên mạng xă hội Twitter, chuyên gia Saudi Arabia, ông Hezam al-Hezam, đă cáo buộc Cơ quan T́nh báo Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thực hiện các vụ tấn công nhằm vào những tàu chở dầu trên nhằm kích động cuộc chiến chống Iran.
Chuyên gia trên nhấn mạnh, Iran không “ngây thơ” đe dọa hoạt động vận tải biển trong khu vực theo cách thức như vậy mà không cân nhắc kỹ lưỡng tới các lệnh trừng phạt kinh tế đang nhằm vào ḿnh. Nick Paton Walsh, chuyên gia phân tích của kênh CNN, cũng cho rằng, Iran không có nhiều động cơ để thực hiện vụ tấn công. Việc tấn công tàu chở dầu đi qua khu vực chỉ khiến Iran bị cô lập thêm và tạo cái cớ để những quốc gia đối địch gia tăng áp lực quân sự lên họ. Trong khi đó, kinh tế Iran đang gặp khó khăn và Tehran rất cần nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ để duy tŕ động lực cho nền kinh tế. Việc tấn công vào các tàu chở dầu sẽ khiến hoạt động vận chuyển dầu mỏ trên biển bị gián đoạn, chỉ khiến nguồn lực kinh tế Iran suy giảm thêm.
Hăng Reuters dẫn một số ư kiến cho rằng, vụ tấn công có thể khiến giá dầu thế giới lên cao, giúp các nước xuất khẩu dầu mỏ hưởng lợi. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, dù giá dầu có lên cao sau sự cố, Iran cũng không phải là bên hưởng lợi, bởi nước này nhiều khả năng sẽ hứng chịu thêm các lệnh cấm vận và tẩy chay nếu bị chứng minh là thủ phạm gây ra vụ tấn công. C̣n về giả thuyết UAE hay Saudi Arabia muốn gây xung đột để đẩy giá dầu lên cao cũng khó xảy ra bởi cái giá phải trả quá lớn. Khoảng 20% lượng dầu thế giới được vận chuyển qua eo biển Hormuz, trong đó có một lượng lớn dầu của Saudi Arabia. Trong ngắn hạn, các cuộc tấn công có thể khiến giá dầu tăng, song về dài hạn, Saudi Arabia chắc chắn không bao giờ mong muốn tuyến vận chuyển vùng Vịnh bị coi là không an toàn…