Hàng ngh́n người Hong Kong di cư sang Canada. Hong Kong tiếp tục hứng sức ép quốc tế về luật dẫn độ. Biến động chính trị, xă hội và yếu tố cá nhân khiến nhiều người Hong Kong lựa chọn Canada để sinh sống.
Jenny Liu, một người Hong Kong hai lần di cư sang Canada. Ảnh: SCMP
Hàng ngh́n người Hong Kong đang quay lại Canada sau nhiều năm trở về đặc khu sinh sống, tạo ra một hiện tượng mới gọi là "di cư đảo chiều hai lần". Theo số liệu mới có được từ cuộc điều tra dân số của Canada năm 2016, ít nhất 8.000 người Hong Kong cùng con cái họ đă sang Canada sinh sống trong 5 năm 2011 - 2016, khiến số người gốc Hong Kong ở Canada tăng gần 6.000 người. Riêng năm 2016, có hơn 1.200 người Hong Kong đă trở thành thường trú nhân ở Canada sau khi đặc khu xảy ra bất ổn về chính trị.
Trước đó, vào thập niên 90, lượng người Hong Kong quay về đặc khu sau khi có quốc tịch Canada, khiến lượng người Canada sống ở Hong Kong lên tới khoảng 300.000 và tái định h́nh nhiều thành phố khắp Thái B́nh Dương, trong đó có Vancouver và Richmond ở tỉnh British Columbia, Canada.
"Có thể nói rằng một người Hong Kong ban đầu di cư sang Canada theo làn sóng chung, ở tuổi khoảng 40 hoặc 45 vào năm 1990. Cuộc sống ở Canada rất tốt nhưng có ǵ đó nhàm chán và ít cơ hội", giáo sư nghiên cứu về vấn đề di cư Daniel Hiebert, nhà địa lư thuộc đại học British Columbia, nói. "V́ thế, họ trở lại Hong Kong. Nhưng người đó bây giờ khoảng 65 hoặc 70 tuổi, đă nghỉ hưu và có thể không thích sống ở một thành phố quá nhộn nhịp nữa. Họ sẽ sống ở đâu? Có thể Canada khá thích hợp".
Kennedy Chi-pan Wong, cử nhân đại học British Columbia, người đang nghiên cứu về những người tái di cư, cho hay các yếu tố về chính trị và cá nhân là nguyên nhân của hiện tượng này. Các cuộc đấu tranh chính trị "giống như bóng ma đang bám lấy họ", Wong nói về những người mà anh từng phỏng vấn trong một nghiên cứu không được công bố.
"Có điều ǵ đó đang tác động đến cảm xúc của họ, cách họ tương tác với những người khác, nhất là sau cách mạng dù (phong trào biểu t́nh ủng hộ dân chủ ở Hong Kong năm 2014). Họ nghĩ rằng việc chuyển đến một nơi khác là lựa chọn tốt hơn", Wong nói.
Jenny Liu, làm việc trong ngành nhân sự ở Vancouver, là một trong số những người di cư đảo chiều hai lần. Cô ban đầu sang Canada sinh sống cùng gia đ́nh vào đầu thập niên 90, khi c̣n là một thiếu niên. Sau khi học xong trung học và tốt nghiệp ngành kinh doanh, cô quay lại Hong Kong năm 1998. Năm 2015, cô và bố mẹ một lần nữa trở về Vancouver sinh sống.
Hiện ở trong độ tuổi 40 và đă có gia đ́nh riêng, Liu không có ư định quay lại Hong Kong nữa. "Hong Kong đă thay đổi quá nhiều", cô nói, thêm rằng ḿnh thấy buồn v́ nhiều người thân không có hộ chiếu nước ngoài để rời đi.
Yếu tố hàng đầu khiến Liu chọn sang Canada là việc Lương Chấn Anh được bầu làm trưởng đặc khu Hong Kong vào năm 2012. Ông bị những nhiều người ủng hộ tự do tại Hong Kong phản đối.
"Lúc đó tôi đă lên kế hoạch quay lại Canada trong ṿng 2-3 năm", cô nói.
Dù không về đặc khu, cô vẫn cảm nhận rơ ḿnh là người Hong Kong khi các cuộc biểu t́nh phản đối dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc bùng phát vào cuối tuần qua. Cô đă thức đến nửa đêm để theo dơi t́nh h́nh qua mạng, sau đó lại thức dậy lúc 5h sáng để cập nhật diễn biến.
"Tôi không thể ngủ được, tôi lo lắng cho họ (người biểu t́nh)", Liu nói. Hôm 9/6, cô đă tham gia một cuộc biểu t́nh bên ngoài lănh sự quán Trung Quốc ở Vancouver để bày tỏ ủng hộ với người dân Hong Kong.
Natalie Tam (trái) và Chinnie Liu đều là con của những người Hong Kong từng di cư sang Canada rồi quay trở lại đặc khu. Ảnh: SCMP
Cũng tham gia cuộc biểu t́nh ở Vancouver là Natalie Tam, 17 tuổi, và Chinnie Liu, 16 tuổi. Cả hai sinh ra ở Hong Kong, là con của những người từ Canada quay về Hong Kong năm 1997 và 1989. Hai người bạn vừa sang Vancouver năm ngoái. Bố mẹ của Liu cũng đi theo con gái, c̣n bố mẹ Tam vẫn ở lại Hong Kong.
Dù sống ở Canada, mối liên kết của Liu với Hong Kong vẫn rất mạnh mẽ. "Hong Kong là nhà của tôi. Tôi yêu nó", cô nói, giải thích lư do tham gia biểu t́nh.
Theo nhà nghiên cứu Wong, một số người Hong Kong quay lại Canada v́ muốn con cái được hưởng những cơ hội giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, yếu tố chính vẫn là v́ họ sợ rằng việc học hành của con cái và cuộc sống đời thường sẽ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề chính trị.
"Đây là mối lo ngại về chính trị thực tế, không phải là mối lo ngại chính trị về ư thức hệ", Wong nói.