Kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông của Alibaba đă phát tín hiệu cho các công ty Trung Quốc rằng họ nên chọn địa điểm gần quê nhà hơn.
"Màn ra mắt" 25 tỷ USD trên sàn chứng khoán New York (NYSE) của Alibaba vào năm 2014 là thương vụ IPO "đắt giá" nhất ở thời điểm đó tại Mỹ. Hiện tại, công ty này đă đưa ra thông báo về dự định huy động thêm 20 tỷ USD cho đợt IPO thứ hai tại Hồng Kông. Các nhà điều hành của các sàn giao dịch hàng đầu của Mỹ thực sự nên cảm thấy lo ngại rằng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang rút lui khỏi thị trường này.
Alibaba không hoàn toàn rời bỏ sàn New York - nơi đây vẫn sẽ là sàn giao dịch chính. Tuy nhiên, kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông của họ đă phát tín hiệu cho các công ty Trung Quốc rằng họ nên chọn địa điểm gần quê nhà hơn. Các doanh nghiệp không có hồ sơ theo dơi lợi thuận trong 3 năm vẫn chưa được phép niêm yết trên các sàn giao dịch Trung Quốc. Tuy nhiên, một sàn giao dịch sắp tới được ra mắt tại Thượng Hải sẽ cho phép các công ty công nghệ có lợi nhuận kém được huy động vốn.
Tháng 4/2018, Hồng Kông đă thay đổi các quy định để cho phép các công ty không có lợi nhuận được niêm yết tại thành phố này. Ngoài ra, Hồng Kông cũng loại bỏ quy tắc "một cổ phần, một phiếu bầu" (one share, one vote) đối với nhóm cổ phiếu công nghệ, tạo điều cho một loạt những thương vụ lớn của các hăng smartphone Trung Quốc. Trong đó, có thể kể đến Xiaomi, huy động được 5,4 tỷ USD vào tháng 7 và 'gă khổng lồ' lĩnh vực giao thực phẩm Meituan Dianping huy động được 4,2 tỷ USD ngay trước thềm IPO hồi tháng 9. Động thái ban hành quy định mới đă giúp Hồng Kông trở thành địa điểm dành cho IPO hàng đầu thế giới vào năm ngoái.
Bắc Kinh chưa bao giờ hài ḷng khi Alibaba - công ty có giá trị nhất quốc gia này, niêm yết tại Mỹ. Hơn nữa, Alibaba cũng không phải công ty Trung Quốc duy nhất muốn giảm dần mức độ "phủ sóng" ở Mỹ. Semiconductor Manufacturing International Corp., một nhà sản xuất chip lớn ở Trung Quốc, đă công bố về kế hoạch băi yết tại New York vào cuối tháng 5 v́ khối lượng giao dịch tại đây quá thấp. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip cũng được giao dịch tại Hồng Kông, nhưng ở thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một căng thẳng, th́ dường như thời điểm này không hẳn là sự trùng hợp.
Đầu tháng 5, DouYu International, nền tảng livestream các video game của Trung Quốc, đă hoăn kế hoạch IPO tại Mỹ. Ngay cả trước khi chiến tranh thương mại nóng lên, các công ty Trung Quốc đă bị Mỹ "chặn đường" tại thị trường nước này. Thương vụ mua lại MoneyGram của Alibaba hồi năm 2018 cũng phải dừng lại bởi phía Mỹ lo ngại về an ninh quốc gia, Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ đă yêu cầu nhà sở hữu ứng dụng hẹn ḥ Grindr (là người Trung Quốc) phải bán công ty vào năm 2020.
Chắc chắn rằng Mỹ sẽ chứng kiến số lượng thương vụ IPO của các công ty Trung Quốc tại đây sụt giảm nhanh chóng. Không quốc gia nào có thị trường vốn lớn, hoặc địa điểm có nhiều nhà phân tích hiểu rơ về cổ phiếu công nghệ như Mỹ. Tuy nhiên, cả New York và Nasdaq đều nên lo ngại về dự định băi yết của các công ty Trung Quốc. Đó là bởi, hiện có 173 công ty Trung Quốc, với mức vốn hoá 758 tỷ USD, đang niêm yết ở đây, theo dữ liệu của Bloomberg.
Các quy định của Hồng Kông cho thấy nếu 55% cổ phần một công ty Trung Quốc được giao dịch tại thành phố này, th́ đây sẽ là thị trường kép của việc niêm yết sơ cấp chứ không phải là thị trường thứ cấp. Với việc Hồng Kông trở nên dễ tiếp cận hơn với các nhà đầu tư Trung Quốc, dường như Alibaba sẽ thành công như mong đợi. Khi đó, liệu sự "hiện diện" trên sàn New York gặp nhiều trở ngại sẽ "che lấp" sự hấp dẫn về giá trị của nó?
VietBF © sưu tầm