Địa Trung Hải thành biển máu - Lời nguyền Gaddafi giờ đây đă ứng nghiệm! Thật kinh khủng. Tất cả đều "nhân tính không bằng trời tính?"
Khi LHQ cảnh báo Địa Trung Hải trở thành biển máu người di cư từ Libya, cho thấy giá trị công cuộc khai sáng chỉ được đo bằng máu và nước mắt...
LHQ cảnh báo Địa Trung Hải trở thành biển máu người di cư từ Libya
The Guardian ngày 9/6 đưa tin, Cao uỷ Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) đă cảnh báo Địa Trung Hải sẽ trở thành biển máu, khi người di cư từ Libya vượt biển sang Châu Âu tăng nhanh mà không được cứu hộ kịp thời.
"Nguy cơ người di cư và người tị nạn bị đắm tàu ở Địa Trung Hải và chết trên biển là cao nhất từ trước đến nay do thiếu tàu cứu hộ. Nếu chúng ta không can thiệp sớm, sẽ có một biển máu", phát ngôn viên UNHCR Carlotta Sami cảnh báo.
Theo UNHCR, cuộc xung đột ở Libya ngày càng ác liệt khiến hàng ngàn người đă và đang rời khỏi quốc gia Bắc Phi này, nhưng hiện không có tàu thuyền cứu hộ nên số vụ đắm tàu có khả năng tăng lên trong thời gian tới.
Người di cư rời Libya khi Mỹ-phương thực hiện công cuộc khai sáng
"Gần 700 người đă rời Libya những ngày gần đây, chỉ 5% trong số đó bị lực lượng bảo vệ bờ biển Libya chặn lại và đưa trở lại các tại tị nạn, 40% đến Malta và 11% đến ở Italy, không biết chuyện ǵ xảy ra với 44% c̣n lại", báo cáo của UNHCR.
Theo dữ liệu từ UNHCR và Tổ chức Di cư Quốc tế, số người chết đuối khi di cư từ Libya qua Địa Trung Hải đă tăng mạnh trong năm nay. Cụ thể 1.940 người đă đến Ư từ đầu năm 2019, có tới 350 người chết đuối, đưa tỷ lệ tử vong lên hơn 15%.
Trong khi theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế (ISPI), dựa trên các số liệu của Bộ Nội vụ Italy, cho thấy từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019, cứ 8 người cố gắng vượt biển từ Libya th́ có tới 4 người đă chết đuối trên biển.
Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini cam kết nước này sẽ áp dụng các chính sách cứng rắn về di cư và một trong những động thái đầu tiên của Rome là đóng cửa các cảng biển của Ư để ngăn cản công tác cứu hộ.
Ông Matteo Salvini - người có quan điểm cực hữu - thậm chí đă mô tả các con tàu cứu hộ của các lực lượng nhân đạo phi chính phủ (NGO) là taxi biển Hồi giáo, thực hiện hành vi buôn người, khiến NGO phải từ bỏ việc cứu hộ ở Địa Trung Hải.
Trước thực tế đó, phát ngôn viên UNHCR Sami đă chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Rome : "Họ không quan tâm đến việc sống hay chết của người di cư. Những ngày gần đây, ngày càng có nhiều chuyến tàu tràn ngập người. Ai sẽ cứu họ nếu đắm tàu?".
Việc hính quyền Italy cứng rắn trong vấn đề di cư là có thể hiểu được. Bởi Italy phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ ứng nghiệm của "Lời nguyền Gaddafi", sau khi Mỹ-phương Tây thực hiện xoá độc tài-gieo dân chủ" cho Libya.
Mỹ-phương Tây tính già hoá non trong ván cờ Libya
Sau khi hoàn tất việc loại bỏ chương tŕnh vũ khí bí mật của Libya, Mỹ-phương Tây đă không giữ lời hứa với Đại tá Gaddafi, bởi bảo bối của nhà độc tài đă bị tước bỏ. Washington và các đồng minh đă chuẩn bị thực hiện công cuộc khai sáng cho Libya.
Xoá độc tài đă là việc sai lầm
Công cuộc khai sáng cho Libya của Mỹ-phương Tây được giới quan sát nhận diện là sẽ diễn ra theo hai bước, gồm "xoá độc tài" và "gieo dân chủ", giống như công cuộc khai sáng mà Mỹ thực hiện tại Iraq từ năm 2003.
Khi cuộc khủng hoảng quyền lực giữa Gaddafi với các bộ lạc biến thành cuộc nội chiến đă tạo cơ hội cho Washington và đồng minh thực hiện "xoá độc tài", loại bỏ "Lănh chúa Châu Phi", từng thách thức Mỹ trong cả thế giới lưỡng cực và đơn cực.
Trước sự sức mạnh của “nội công, ngoại kích”, chế độ Gaddafi nhanh chóng sụp đổ và chính thức khép lại triều đại bằng cái chết của Gaddafi vào một buổi chiều buồn, cuối tháng 10/2011 tại thị trấn Sirte. Bước xoá độc tài hoàn tất.
Khi Gaddafi bị lật đổ, đă có cảnh hân hoan tại Libya. Song niềm vui chỉ diễn ra chưa đầy một tháng, khi hào khí chiến thắng qua đi, cuộc sống thiếu thốn ập đến mà không biết dựa vào đâu, chờ đợi ai, người dân Libya giật ḿnh nghĩ về quá khứ, theo BBC.
Ông Eliyas Yahya, một lănh tụ Hồi giáo - từng chống lại chính quyền Gaddafi - đă tự vấn: "V́ điểm ǵ mà giết Gaddafi? Người ta giết một người để giải quyết vấn đề, song bây giờ vấn đề tồi tệ hơn. Tại sao giết Gaddafi?". Xoá độc tài đă là việc làm sai lầm!
Song nếu như "xoá độc tài" đă là sai lầm th́ "gieo dân chủ" c̣n sai lầm nghiêm trọng hơn, và đó là chính nguyên nhân đưa đất nước Libya vào ṿng xoáy bất ổn vô định và trở thành đất sống-đất diễn của khủng bố.
Sai lầm của Washington và đồng minh là đă không giúp lực lượng chống Gaddafi xây dựng chủ thuyết chính trị, mục đích là để Libya thời hậu Gaddafi luôn phụ thuộc lợi ích Mỹ, lệ thuộc sức mạnh Mỹ, đảm bảo điều kiện tốt nhất để phổ quát giá trị Mỹ.
Bởi từ khi nổi dậy chống chính quyền Gaddafi đến khi bắt tay vào xây dựng một chế độ mới, các lực lượng chính trị-quân sự ở Libya từng tham gia vào việc "xoá độc tài" của Mỹ và phương Tây, chỉ có điểm chung duy nhất là chống Gaddafi.
Gieo dân chủ c̣n sai lầm khủng khiếp hơn
Khi Gaddafi không c̣n th́ các lực lượng này bắt đầu mâu thuẫn, xung đột khiến cho đời sống chính trị tại Libya thời hậu Gaddafi không thể định h́nh, xă hội Libya liên tục bất ổn, đất nước Libya ch́m trong nghèo đói và bạo lực.
Thực tế đó khiến Mỹ-phương Tây không thể "gieo dân chủ" ở Libya - giá trị tinh tuư nhất h́nh thành nên giá trị Mỹ. Điều đó thể hiện rơ khi lực lượng thất cử không chịu trao quyền cho lực lượng thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014.
Vậy nhưng Washington và các đồng minh không nh́n lại sai lầm để hiệu chỉnh nước cờ, mà tiếp tục nối tiếp sai lầm khi cố gắng cho ra đời Chính phủ Đoàn kết Quốc gia, gạt bỏ ư nguyện của người dân Libya.
Kết quả là Libya có tới hai chính phủ tồn tại song và ṿng xoáy bất ổn của đời sống chính-xă hội tại quốc gia Bắc Phi này trở nên vô định. Người dân Libya thất vọng và bế tắc, khi phải đối mặt với cái nghèo luôn đeo đuổi và cái chết luôn ŕnh rập.
Đất nước Libya giàu có ngày nào trở thành mảnh đất màu mỡ cho khủng bố gieo mầm, khi một số người dân Libya có tư tưởng cực đoan chọn bạo lực làm lẽ sống và súng đạn làm phương tiện sống, trở thành những kẻ khủng bố tàn phá quê hương.
Một số người khác không chịu đựng nổi đă rời bỏ quê hương đ́ t́m miền đất hứa ở phương trời Tây trong một hành tŕnh gian nan và đầy nguy hiểm, rồi tạo nên cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại Châu Âu kể từ sau Thế chiến II.
Công cuộc khai sáng của Mỹ-phương Tây ở Libya đă thất bại thảm hại và với người dân Libya th́ giá trị Mỹ đă trở thành "rác thải" trong một xă hội Libya đầy hỗn loạn. Rơ ràng, Mỹ và các đồng minh đă có nước cờ tệ hại khi tham gia lật đổ Gaddafi.
Nga từ chối đồng đạo diễn ván cờ Libya là nỗi thất vọng với Mỹ-phương Tây
Khi thấy "người của Mỹ" và "người thân Mỹ" cùng kết nối và đặt niềm tin vào Nga - thực thể đứng ngoài ván cờ Libya nhưng đă được hưởng quả ngọt ở Libya, Mỹ và các đồng minh tưởng chừng đă t́m ra đồng đạo diễn với họ trong ván cờ Libya.
Khi Hội nghị Quốc tế về Libya được tổ chức tại Palermo vào tháng 11/2018, Nga đă được mời tham dự, sau bao lần vắng mặt. Song ngay lần đầu tiên có mặt trong tiến tŕnh t́m giải pháp toàn diện cho Libya, Nga đă làm Mỹ-phương Tây thất vọng.
Bởi tại Hội nghị Palermo, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đă khẳng định Moscow tôn trong lộ tŕnh của Washington và các đồng minh trong vấn đề Libya. Thế là các đạo diễn ván cờ Libya tẽn ṭ khi Moscow từ chối vai tṛ đồng đạo diễn với họ.
Thực tế đó khiến Mỹ và phương Tây thêm rối bời với ván cờ Libya. Lúc này, khi "người của Mỹ" đánh "người thân Mỹ", th́ Washington và các đồng minh có muốn đưa ván cờ Libya thành ván cờ tàn cũng không được nữa.
Ḍng người di cư rời bỏ Libya lại tăng lên khi cuộc giao tranh giữa "người của Mỹ" với "người thân Mỹ" trở nên ác liệt. Trong khi đó các tác giả ván cờ Libya lại muốn ngăn ḍng người vượt biển, nên không cung cấp phương tiện và lực lượng cứu hộ.
Khi LHQ cảnh báo Địa Trung Hải trở thành biển máu của người di cư từ Libya, cho thấy giá trị công cuộc khai sáng của Mỹ-phương Tây thực hiện tại Libya chỉ được đo bằng máu và nước mắt của người dân vô tội mà thôi.