Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không c̣n đơn thuần là một cuộc đọ sức thuế quan mà là cuộc đối đầu trên mọi phương diện. Căng thẳng quan hệ ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ quốc tế, gây ra những chia rẽ bất định.
Thế giới trong tương lai sẽ phải theo ai ? Trung Quốc hay là Hoa Kỳ ? Một câu hỏi khiến nhiều nước lâm vào t́nh cảnh khó xử. Nhưng có một điều chắc chắn như nhận định của bà Alice Ekman, chuyên gia về Trung Quốc, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nếu nh́n từ cuộc chiến thương mại cho đến các căng thẳng trên Biển Đông, « rơ ràng thế giới đang bước vào một giai đoạn đối đầu mạnh mẽ và lâu dài giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ».
Kể từ khi tỉ phú địa ốc Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, Hoa Kỳ đă có những thay đổi triệt để về trục chiến lược. Sự thay đổi này không chỉ tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà cả vấn đề an ninh toàn cầu, theo như ghi nhận của ông Brahma Chellaney, giáo sư hội đồng cố vấn Ấn Độ Center for Policy Research. Và sự thay đổi đó được nguyên thủ Mỹ thực hiện theo từng bước.
Đầu tiên hết là phá vỡ trật tự đa phương do Hoa Kỳ và phương Tây thiết lập sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Và bây giờ là bước thứ hai, đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ. Cuộc đọ sức này được bắt đầu với trận thương chiến dữ dội chưa từng có với việc áp đặt một loạt các biện pháp thuế quan.
Giáo sư Brahma Chellaney nhắc lại là nhiều đời tổng thống Mỹ liên tiếp, từ Richard Nixon cho đến Barack Obama đă « giúp sức » cho Trung Quốc trỗi dậy như là một cường quốc kinh tế. Nhờ vậy mà Trung Quốc mới có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 2011. Đối với ông Donald Trump, đây quả là một « sai lầm chết người ».
Mỹ và phương Tây đă bị Trung Quốc đánh lừa khi vờ chơi lá bài « phương Tây hóa ». Nhưng với Bắc Kinh đó là một thắng lợi to lớn, bởi v́ kể từ năm 2001, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt và nguồn dự trữ ngoại tệ nước này ngày càng dồi dào.
Hiện tại chính sách đối đầu của Donald Trump dường như chưa gây ra những hệ quả tai hại to lớn nào cho nước Mỹ, nhưng không v́ thế mà không có rủi ro trước sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và khả năng bành trướng tầm ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của AFP, ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch văn pḥng cố vấn Asia Centre, lưu ư : « Sỉ nhục người Trung Quốc, điều đó có nguy cơ đẩy những người kế nhiệm ông Donald Trump vào một thế nan giải với Trung Quốc, vốn không phải là Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Canada, châu Âu hay là Mêhicô, những tác nhân địa chính trị có tầm cỡ nhỏ hơn mà ông Trump ngược đăi và không gặp chút hề hấn ǵ ».
Từ những quan sát này, bà Ekman dự báo, trong dài hạn, thế giới có thể bị phân hóa thành « hai cực đối đầu, với hai tầm nh́n về toàn cầu hóa khác nhau ». Mỗi bên sẽ do một nước dẫn đầu và tồn tại song song. Sự phân cực đó không chỉ hiện hữu trong thương mại mà cả trong quan hệ quốc tế thông qua một h́nh thức cạnh tranh mới giữa các hệ thống cơ sở hạ tầng, các chuẩn mực, định chế quốc tế…
Cuối cùng bà Alice Ekman kết luận, nếu theo đúng sơ đồ này, các nước khác sẽ buộc phải có lựa chọn dựa trên các ưu tiên chính trị, sự gần gũi về địa lư cũng như mức độ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Minh Anh