Triều Tiên đă có vụ thử hạt nhân từ năm 2017 nhưng giờ mới bị phát hiện. Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy vụ thử hạt nhân thứ 6 vào năm 2017 của Triều Tiên mạnh hơn nhiều so với ước tính ban đầu, có thể thổi bay cả thủ đô Washington của Mỹ.
Bom hạt nhân Triều TIên thử năm 2017 có sức công phá lớn hơn nhiều so với những dự đoán trước đây.
Theo Sputnik, ước tính trước đây dự đoán sức công phá của vụ thử hạt nhân Triều Tiên năm 2017 rơi vào khoảng 30-300kt. Nhưng nghiên cứu mới đă cung cấp con số lớn hơn nhiều, rơi vào khoảng 148-328kt, và nhiều khả năng mạnh tới 250kt.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Địa Vật lư cũng cho rằng vụ thử hạt nhân đă tạo nên trận động đất lớn chưa từng có so với các vụ thử trước đây của Triều Tiên.
Điều này có nghĩa là Triều Tiên đă tạo bước nhảy vọt trong công nghệ hạt nhân. “Từ năm 2006-2016, Triều Tiên từ từ tăng sức công phá của bom hạt nhân, từ 1kt lên tới 20kt”, Thorne Lay, giáo sư Đại học California, Mỹ, tác giả nghiên cứu nói.
“Đến năm 2017, họ đột ngột tăng sức công phá lên tới 250kt. Đó thực sự là một quả bom hạt nhân lớn”.
Nhóm nghiên cứu sử dụng sóng âm thu được sau vụ thử hạt nhân, cùng với các dữ liệu địa chất khác để ước tính sức công phá của bom hạt nhân Triều Tiên.
Vụ thử năm 2017 tạo nên trận động đất 6,3 độ richter, khiến một trong ba hầm ngầm thử hạt nhân đổ sập ở Punggye-ri, phía bên dưới núi Mantap.
Steven Gibbons, nhà nghiên cứu địa vật lư, nói nghiên cứu đă chỉ ra bước tiến đột phá trong công nghệ hạt nhân Triều Tiên.
“Năm 2006, chúng ta c̣n nghi ngờ về khả năng Triều Tiên làm chủ công nghệ này. Nhưng chỉ 10 năm sau, B́nh Nhưỡng đă tạo nên bước tiến đột phá”.
Theo tờ Defense One, một quả bom hạt nhân mạnh 250kt kích nổ ở thủ đô Washington của Mỹ sẽ thổi bay bất cứ một ṭa nhà nào ở khu dân cư, gây ra t́nh trạng bỏng cấp độ 3 trong phạm vi 5km.
Triều Tiên đă thử hạt nhân tổng cộng 6 lần, trong đó lần gần nhất là vào tháng 9.2017. Một tháng sau, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố chương tŕnh hạt nhân là “thanh kiếm báu” đối phó với Mỹ.