Huawei tự tin vượt xa Mỹ. Tập đoàn này chứng minh Mỹ thua Trung Quốc nên cấm vận? C̣n Chủ tịch Trung Quốc tự tin kinh tế phát triển đủ để chơi dài hơi với Mỹ.
Mới đây, hai trang báo Russian Gazette và hăng thông tấn TASS của Nga đã đăng những tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Bắc Kinh hoàn toàn có tiềm lực để chống lại đòn trừng phạt của Mỹ.
“Chúng tôi hoàn toàn có đủ nguồn lực, khả năng và sự tự tin để đối phó với nhiều rủi ro và thách thức của cuộc chiến thương mại” - ông Tập Cận B́nh nói.
Ông cũng tự tin rằng, sự tăng trưởng về kinh tế của Trung Quốc vẫn luôn “tốt, ổn định” và sẽ tiếp tục duy tŕ về lâu dài.
Sự cải thiện trong cấu trúc kinh tế của Trung Quốc đă thúc đẩy tính hiệu quả và tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng ổn định. Trung Quốc hiện là nước có dân số thuộc tầng lớp trung lưu đông nhất thế giới và điều này đă tạo ra nhu cầu rất lớn. Mức tiêu thụ trong nước chiếm tới hơn 76% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
South China Morning Post cho biết, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,4% trong quư đầu năm 2019 và con số này không thay đổi so với 3 tháng cuối năm 2018.
Các số liệu trên được công bố trước khi Mỹ tăng mức áp thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Động thái này của Washington đă gia tăng thêm sức ép lên nền kinh tế Trung Quốc.
Theo ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp tại Trung Quốc để tránh tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm 0,5% trong năm nay.
Sự tự tin của ông Tập Cận Bình là muốn phô diễn sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc trước đòn cấm vận từ Mỹ.
Trong khi đó, Huawei cũng lên tiếng phản ứng trước việc Mỹ tung lệnh cấm vào công ty này, đồng thời khẳng định sẽ đồng ý ký thỏa thuận không gián điệp.
Chủ tịch Huawei Lương Hoa trả lời báo chí trong nước khẳng định, Huawei sẵn sàng triển khai một thỏa thuận không gián điệp với Mỹ, tương tự như đã thực hiện với Đức.
Theo cách lập luận của ông Lương Hoa, thỏa thuận không phải là cách để Huawei giảm thiểu các thiệt hại của mình trước sức ép Mỹ mà chỉ là động thái chuẩn bị trước.
"Mỹ trước đây chưa mua, hiện không mua và có thể trong tương lai cũng sẽ không mua sản phẩm từ chúng tôi, tôi không biết liệu có cơ hội nào để kư thỏa thuận như thế" - ông Lương Hoa giải thích.
Tuyên bố tự tin này của ông Lương Hoa cũng tương tự cách CEO Huawei Nhậm Chính Phi nói về tiềm lực của hãng viễn thông Trung Quốc.
Nhà sáng lập Huawei đã nói về những lý do Mỹ áp đặt cấm vận lên Huawei là gián điệp, ăn cắp bí mật công nghệ từ các công ty Mỹ như Cisco, Motorola, T-Mobile.... Ông Nhậm cho rằng, việc Mỹ trừng phạt Huawei là bởi Huawei đang xuất sắc hơn.
Nếu Huawei vẫn xếp sau các hãng công nghệ Mỹ thì Nhà Trắng đã không mất công đến vậy để nhằm giảm năng lực của Huawei.
Nói về những vấn đề Mỹ cấp phép cho Huawei thời gian 90 ngày, ông Nhậm Chính Phi cho rằng, giấy phép này không có ý nghĩa lớn lao.
"'Giấy phép lâm thời 90 ngày của Mỹ không có ư nghĩa lớn lao ǵ đối với chúng tôi. Chúng tôi đă có sự chuẩn bị rồi. Nhưng chúng tôi rất cảm ơn doanh nghiệp Mỹ, họ đă có nhiều cống hiến cho chúng tôi, rất nhiều cố vấn của chúng tôi là đến từ doanh nghiệp Mỹ như IBM...
Mọi người muốn mắng chửi th́ hăy mắng chửi chính khách Mỹ, việc này không liên quan đến doanh nghiệp Mỹ.” - ông Nhậm Chính Phi cho biết.
"Chúng tôi có thể làm được con chip giống hệt chip của Mỹ, nhưng không có nghĩa là nói chúng tôi không mua của Mỹ nữa.
Tốc độ 5G gấp 20 lần 4G, 10.000 lần so với 2G, tiêu hao điện năng giảm 10 lần, kích cỡ giảm 70%. Chúng tôi có vật liệu mấy chục năm không bị ăn ṃn, những đặc tính này rất phù hợp với châu Âu" - CEO Huawei cho biết thêm.
Theo thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ, Huawei vẫn được phép mua thành phần linh kiện Mỹ sản xuất, để duy tŕ dịch vụ mạng hiện hữu, và cập nhật phần mềm cho các điện thoại hiện hữu của Huawei.
Tuy nhiên, trong t́nh huống chưa được phê chuẩn, Huawei vẫn bị cấm mua thành phần linh kiện mới do công ty Mỹ sản xuất. Miễn trừ này có hiệu lực 90 ngày, và sẽ kết thúc vào ngày 19/8 tới.