Công ty cáp viễn thông dưới biển của tập đoàn Huawei Technologies nên dự định bán mảng kinh doanh này trong nỗ lực lẩn tránh cáo buộc của Hoa Kỳ, bởi Washington liệt Huawei vào danh sách đen, cáo buộc thiết bị viễn thông do hăng này sản xuất có cửa sau cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập dữ liệu của người dùng.
Tháng 9/2018, Huawei gây sốc với việc hoàn tất tuyến cáp xuyên Đại Tây Dương dài 6.000 km nối Brazil với Cameroon
Theo Nikkei Asia Review, công ty Hengtong Optic-Electric, đặt trụ sở tại tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, nêu trong hồ sơ niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải hôm 3/6 rằng họ dự kiến mua công ty con của Huawei.
Huawei bắt đầu kinh doanh mảng này vào năm 2008 thông qua một liên doanh với Global Marine Systems đặt trụ sở tại Anh.
Liên doanh Huawei Marine Networks đă lắp đặt hơn 50.000 km cáp trong khoảng 90 dự án, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Doanh thu của công ty này đạt khoảng 240 triệu đô la năm 2017.
Hengtong Optic-Electric có kế hoạch mua toàn bộ 51% cổ phần của Huawei trong liên doanh nhưng không cho biết thêm chi tiết về thời điểm hoặc mức giá của thương vụ này.
Washington liệt Huawei vào danh sách đen, cáo buộc thiết bị viễn thông do hăng này sản xuất có cửa sau cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập dữ liệu của người dùng.
Huawei Marine đă giành thị phần của ba doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp cáp dưới biển - SubCom (đóng tại Mỹ), NEC (của Nhật) và Alcatel Submarine Networks (công ty con của Nokia, Phần Lan), một phân tích cho thấy.
Tháng 9/2018, Huawei gây sốc với việc hoàn tất tuyến cáp xuyên Đại Tây Dương dài 6.000 km nối Brazil với Cameroon. Dù liên doanh thuộc sở hữu của Trung Quốc c̣n thua kém các doanh nghiệp trong ngành về kinh nghiệm và đường truyền tầm xa, dự án này chứng tỏ họ đang lớn mạnh.
Huawei Marine hiện đang lắp đặt cáp nối Pakistan và Kenya cũng như Djibouti và Pháp, đặt mục tiêu hoàn thành hai dự án này vào mùa Xuân.