Mỹ "mất ăn mất ngủ" vì Nga. Đó là siêu phẩm giúp Putin kiểm soát Bắc Cực bị lộ ra. Theo Daily Star, Nga vừa trình làng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân - thứ có thể giúp Tổng thống Putin mở rộng quyền kiểm soát Bắc Cực.
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Ural được giới thiệu hôm 25/5.
Con tàu được gọi là Ural - theo tên một dãy núi ở Nga - là một trong bộ ba mà khi hoàn thành sẽ là tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới.
Nga, đang xây dựng cơ sở hạ tầng mới và đại tu các cảng của họ để sẵn sàng cho các hoạt động giao thông nhiều hơn thông qua cái mà họ gọi là Tuyến đường biển phía Bắc (NSR).
Ural sẽ được bàn giao cho tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga vào năm 2022 sau khi hai tàu phá băng khác trong cùng một nhóm, Arktika (Bắc Cực) và Sibir (Siberia) đi vào hoạt động.
Ông Alexey Likhachev, Giám đốc điều hành của Rosatom nhấn mạnh: "Ural cùng với "những người anh em" của nó là trung tâm trong dự án chiến lược của chúng tôi".
Tổng thống Vladimir Putin cho biết hồi tháng 4, Nga đang đẩy mạnh xây dựng tàu phá băng với mục đích thúc đẩy đáng kể lưu lượng vận chuyển hàng hóa dọc theo bờ biển Bắc Cực. Động lực này là một phần trong nỗ lực củng cố ảnh hưởng của Moscow ở vùng cực Bắc.
Động thái này tiếp tục thúc đẩy sự cạnh tranh về quyền thống trị Bắc Cực của Nga với các đối thủ truyền thống Canada, Mỹ và Na Uy - cũng như "tay chơi" mới đến Trung Quốc.
Đến năm 2035, Tổng thống Putin cho biết, Hạm đội Bắc Cực của Nga sẽ vận hành ít nhất 13 tàu phá băng hạng nặng, 9 trong số đó sẽ được nạp nhiên liệu bằng các lò phản ứng hạt nhân.
Bắc Cực nắm giữ trữ lượng dầu khí tương đương với 412 tỷ thùng dầu, khoảng 22% lượng dầu và khí chưa được khám phá của thế giới, theo khảo sát địa chất Mỹ.
Moscow hy vọng tuyến đường chạy từ Murmansk đến Eo biển Bering gần Alaska có thể hoạt động tốt vì nó giúp cắt giảm thời gian vận chuyển đường biển từ châu Á đến châu Âu.
Chiếc Ural được thiết kế để có đủ chỗ cho 75 người và có thể cắt xuyên qua lớp băng dày tới khoảng ba mét.