Nhiều mối lo ngại khi thị trường chứng khoán Mỹ liên tục tụt dốc. Sau khi thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo v́ cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào cuối năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, thị trường chỉ trải qua chút biến cố và sẽ sớm tự điều chỉnh.
ảnh minh họa
Điều này đúng khi thị trường chứng khoán Mỹ đă liên tục ḍ đỉnh kể từ đầu năm 2019 cho tới vài tuần trước. Hiện tại, t́nh h́nh thay đổi khi chứng khoán Mỹ chuẩn bị ghi nhận tháng đi xuống đầu tiên trong năm và lần này, có một số lư do để tin rằng, đây không chỉ là con sóng nhỏ.
4 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán Mỹ leo dốc nhờ các lực đẩy bao gồm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mềm mỏng hơn trong quá tŕnh b́nh thường hóa lăi suất, giá cổ phiếu trở về mức phù hợp sau đà giảm mạnh cuối năm 2018 và các thông báo đều đặn từ Nhà Trắng cho thấy, thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong tầm tay.
“Hiện tại, cả 3 động lực này đều có sự thay đổi, mà yếu tố cuối cùng trở thành ác mộng tệ nhất - cuộc chiến thương mại được đẩy lên nấc thang mới”, báo cáo của Cantor Fitzgerald cho biết.
Trong bối cảnh này, những yếu tố nền tảng cũng không hỗ trợ cho đà tăng của thị trường chứng khoán. Cuối tuần trước, chỉ số PMI tháng 5 được công bố giảm 2 điểm so với tháng trước đó, c̣n 50,6 điểm, mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Đồng thời, số lượng đơn đặt hàng mới lần đầu tiên đi xuống kể từ tháng 8/2009.
Diễn biến giá dầu WTI GIao sau (đơn vị: USD/thùng).
Đáng chú ư, đồng bạc xanh đă liên tục leo dốc trong thời gian qua, khi chỉ số đo lường sức mạnh USD của Bloomberg đă chạm tới mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, báo cáo về chỉ số PMI đă tạm thời cản đường USD phô diễn sức mạnh. Theo các chuyên gia, USD đă có một hành tŕnh ấn tượng trong vài tháng qua và giới đầu tư đă tới lúc “t́m lư do” để giảm vị thế nắm giữ. Hiện tại đang là thời điểm khá phù hợp, khi cả t́nh h́nh kinh tế và chính trị Mỹ đang có nhiều vấn đề bộc phát. Đáng chú ư, nhiều khả năng đà tăng của USD sẽ đảo chiều quanh thời điểm Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có bước đi bất thường khi đặt ra vấn đề về sức khỏe tinh thần của ông Trump.
Diễn biến chỉ số S&P 500 6 tháng qua.
Sự lo lắng lan rộng sang cả thị trường dầu mỏ, khi giá dầu đă giảm 13% kể từ mức cao nhất kể từ đầu năm 2019 vừa đạt được vào tháng 4. Giới đầu tư phải đối diện với 2 vấn đề đó là nguồn cung gia tăng tại Mỹ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu mỏ dự trữ tại quốc gia này đă lên mức cao nhất trong gần 2 năm qua. Trong khi đó, OECD vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống c̣n 3,2%, so với mức 3,3% được đưa ra vào tháng 3.
Một vấn đề khác được giới đầu tư quan tâm là gánh nặng mà người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu khi quốc gia này áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo báo cáo được công bố cuối tuần trước của chi nhánh Fed tại New York, việc mức thuế tăng lên 15% so với b́nh thường sẽ khiến mỗi hộ gia đ́nh Mỹ tiêu tốn thêm 831 USD mỗi năm, với tổng giá trị lớn gấp đôi khoản thuế thu được thêm năm 2018.
Cũng theo cơ quan này, khoảng 40% hộ gia đ́nh có thể đối diện với t́nh trạng khẩn cấp về tài chính khi các chi phí đồng loạt gia tăng. Đây là lư do khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại chứng khoán sẽ theo đà rơi khi cuộc chiến ngày một leo thang.