Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam.
Việt Nam và Liên minh Châu Âu có thể tăng kim ngạch mua bán bưởi và phô mai Bồ Đào Nha trong tương lai gần nếu một hiệp định thương mại có hiệu lực, kết nối hai khu vực đang t́m kiếm một phương án thay thế cho những căng thẳng thương mại mà Mỹ gây ra.
Nghị viện Châu Âu lên kế hoạch thảo luận về hiệp định thương mại này vào ngày 28/05 tới đây, sau nhiều năm đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Thỏa thuận này có tầm quan trọng lớn không chỉ bởi nó sẽ thúc đẩy giao thương các mặt hàng như hoa quả nhiệt đới, mà nó c̣n đưa ra những cam kết về nhân quyền, công đoàn, và bảo việc môi trường. Tuy nhiên có nhiều ư kiến chỉ trích cho rằng Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam sẽ không thực sự thực thi những tiêu chuẩn nhân quyền và sẽ tiếp tục khiến công ăn việc làm thất thoát ra nước ngoài, tác động tiêu cực tới những người lao động.
Đối với EU, thỏa thuận này là một cách nữa để tiếp cận các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của Châu Á, thiết lập một h́nh mẫu trao đổi thương mại với các quốc gia đang phát triển, đồng thời buộc quốc gia độc đảng là Việt Nam phải chịu trách nhiệm với những cam kết xây dựng một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, đây là một cơ hội để chính quyền chứng tỏ sự cởi mở với công việc làm ăn kinh doanh, với rất nhiều thỏa thuận thương mại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm tới mức mà người tiêu dùng Châu Âu đ̣i hỏi.
“Nó bao gồm rất nhiều cam kết cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam,” ông Lê Thanh Liên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết trong một sự kiện của Pḥng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam thường nói cần có những yếu tố ngoại lực để giúp thúc đẩy giải quyết những cải cách nội bộ. Ví dụ như không dễ để thuyết phục những người bảo thủ cho phép công nhân tự lập công đoàn độc lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có một tác động từ phía bên ngoài, ví dụ như từ mối giao thương mạnh mẽ hơn với EU, th́ có thể sẽ tác động đến các nhân vật bảo thủ ấy.
Công đoàn độc lập từng là một trong những mối quan tâm của EU. Có một thứ mà người Châu Âu cũng lo ngại không kém, đó là mất đi công ăn việc làm phổ thông vào tay các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Giới công nhân Âu Châu lo ngại rằng nếu họ nhận những công việc thời vụ như giao thức ăn, thay v́ những công việc ổn định như trước đây, th́ sẽ có ít đảm bảo hơn thông qua các công ty dài hạn hay qua các chương tŕnh do chính phủ tài trợ. Và c̣n có một điều khác khiến nhiều người lo ngại một khi thoả thuận được kí kết: “Chúng tôi có một số quan ngại về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam, và chúng tôi đă thảo luận về vấn đề này,” Chủ tịch Văn pḥng Thương mại Âu Châu Nicolas Audier nói.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hồi tháng này cho biết con số tù nhân lương tâm của Việt Nam tăng vọt thành 128 người từ con số 97 người hồi năm ngoái, cho dù Hà Nội luôn khẳng định họ không bắt người v́ lí do chính trị.
Một số người đặt câu hỏi liệu Châu Âu có áp dụng một tiêu chuẩn nhất quán khi kí hiệp định thương mại với Việt Nam hay không, trong khi vẫn đang trừng phạt các nước láng giềng như Myanmar và Cambodia về những vi phạm nhân quyền. Brussels đang rút lại quyền tiếp cận ưu đăi thương mại dành cho hai quốc gia kể trên trong sáng kiến “Mọi thứ trừ vũ khí”, một phần v́ Campuchia đàn áp các chính trị gia đối lập trong ḱ bầu cử 2018 và sau các vụ thảm sát nhắm vào người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar.
Nhưng cả Việt nam và EU đều muốn tăng cường trao đổi buôn bán bởi một đối tác thương mại chính của cả hai bên là Hoa Kỳ đang quay lưng lại với nền kinh tế thế giới. Mỹ đă rút ra khỏi Hiệp định Thương mại Xuyên Thái B́nh Dương -TPP vào năm 2017, hủy bỏ một trong những lí do chính mà Việt Nam đặt bút kí thoả thuận, vốn cho phép các công ty may mặc của Việt Nam tiếp cận rộng răi hơn thị trường Mỹ. Châu Âu cũng phải gánh chịu hậu quả sau khi Washington áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm nhập khẩu vào năm 2018, và giờ th́ đang đe doạ áp thêm thuế lên ô tô nhập khẩu từ Châu Âu.
V́ vậy, Việt Nam và Liên minh Châu Âu vẫn đang xúc tiến hoàn thành hiệp định thương mại giữa đôi bên, và điều này thể hiện trong lịch tŕnh làm việc sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hồi tháng tư, ông Phúc đă tới thăm hai nước thành viên Liên minh Châu Âu là Rumani và Cộng ḥa Séc, sau đó đón chuyến thăm cấp nhà nước từ Rumani vào tháng 5. Công tác vận động hành lang cho hiệp định vẫn đang tiếp tục khi ông Phúc đón công chúa Thụy Điển tới thăm hồi tháng này, và sẽ đáp lễ bằng một chuyến đi tới Stockholm trong thời gian tới.
VOA
21-5-2019