Khi những đứa trẻ ở độ tuổi mới lớn, sẽ có rất nhiều những thay đổi trong tâm sinh lư của chúng. Đây là giai đoạn nhạy cảm mà cha mẹ cần phải khéo léo trong việc đối xử với con ḿnh. Có nhiều những sai lầm mà bạn chắc chắn sẽ không muốn mắc phải khi có con trong độ tuổi này.
Cha mẹ không nói với con mới lớn về tuổi teen
Cha mẹ cũng từng là thiếu niên vì vậy đừng để con bạn trải qua giai đoạn này một mình. Phụ huynh nên chia sẻ về những điều có thể diễn ra ở tuổi teen. Điều này cho trẻ biết những gì có thể gặp phải và con có thể gặp bố mẹ để được tư vấn.
Cha mẹ có thể nói với con về những thành công và thất bại khi còn ở tuổi mới lớn và khuyến khích con học hỏi từ những kinh nghiệm của bạn.
Không hiểu được khả năng, mong muốn của con
Thúc giục con đạt được những mong đợi của cha mẹ có thể khiến con gặp căng thẳng trong cuộc sống và làm vấn đề tồi tệ hơn ví dụ con sa đà chơi game. Cha mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao con bạn tìm kiếm sự an ủi trong các hoạt động này và xem có cố gắng truyền đạt thông điệp gì cho phụ huynh không. Khi cha mẹ hiểu suy nghĩ của con, cha mẹ sẽ biết được cách giao tiếp tốt hơn với con.
Không tôn trọng sự riêng tư của con
Cha mẹ không nên cố nhìn trộm tin nhắn của con mà không được con đồng ý. Bạn nên cho con đóng cửa phòng ngủ khi cần gọi cho bạn nào đó. Nếu con đồng ý kết bạn trên mạng xã hội, cha mẹ nên cố gắng không bình luận. Tất cả đều cho thấy sự tin tưởng của cha mẹ với con mới lớn. Nếu phụ huynh cần cài đặt một ứng dụng để giám sát con thì hãy giải thích rõ đó là cách để đảm bảo an toàn cho con. Tôn trọng quyền riêng tư của con sẽ giúp trẻ tự tin và độc lập hơn.
Không biết bạn của con là ai
Con của bạn sẽ cảm thấy lo lắng về việc bị bạn bè bỏ rơi hay bạn bè yêu mến. Tình bạn có thể giúp con bạn bước sang tuổi teen một cách êm đẹp. Vì vậy, nếu cha mẹ cố gắng tìm hiểu bạn bè của con chắc chắn con sẽ đồng ý. Cha mẹ có thể biết những người bạn thân của con và đề nghị con mời bạn về nhà chơi.
Không nhất quán trong cách kỷ luật
Cha mẹ cần đưa ra các quy định và hậu quả có thể xảy ra để con biết điều gì được làm và điều gì không. Điều này cũng giúp tạo cảm giác an toàn ở tuổi mới lớn. Cha mẹ không nên trừng phạt con khi giận dữ, vì điều này có thể khiến con nhận thấy hình phạt chỉ là phản ứng theo thói quen của bạn. Bạn phải cùng phối hợp với người bạn đời trong vấn đề này và nhất quán trong cách kỷ luật con.
Không cho con thử làm và thất bại
Vì cha mẹ không muốn con bị tổn thương hay thất vọng nên ngăn những tình huống mà con có thể gặp thất bại. Nhưng những người đi qua thất bại sẽ trở nên cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Phụ huynh nên ngồi nói chuyện với con về mơ ước và thúc đẩy con hướng tới việc đạt được ước mơ, đằng sau luôn có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Không cho con tự quyết định
Việc gia đình đi nghỉ ở đâu, con bạn có thể lên kế hoạch. Cha mẹ có thể yêu cầu con đưa ra các lựa chọn để cho thấy sự tôn trọng ý kiến của con. Phụ huynh có thể giải thích cách để đưa ra quyết định đúng đắn, đó là cách tốt để nâng cao trách nhiệm của con. Trách nhiệm chính là một đặc điểm quan trọng của người trưởng thành.
VietBF © Sưu Tầm