Hơi tư là Mỹ chọc phá Nga. Nga- Mỹ cứ như "hai gái lấy chung một chồng", vậy là sao? Liên tục bị Mỹ chọc phá, Nga nổi giận đùng đùng.
Điện Kremlin hôm 22/5 lên án việc Mỹ ra tối hậu thư với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ về hợp đồng S-400, miêu tả đó là hành động không thể chấp nhận được.
Hệ thống tên lửa S-400
Hăng tin NBC hôm 21/5 dẫn lời các nguồn tin nắm rơ t́nh h́nh về vấn đề S-400 cho biết, Mỹ đă ra tối hậu thư với nội dung: Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút ra khỏi thỏa thuận mua các hệ thống pḥng thủ tên lửa S-400 với Nga vào cuối tuần đầu của tháng Sáu tới th́ nước này sẽ phải đối mặt với một loạt hậu quả tiêu cực.
Những hậu quả đó bao gồm việc loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương tŕnh chiến đấu cơ F-35, mất quyền mua 100 chiếc chiến đấu cơ F-35 mà Mỹ ban đầu hứa bán cho Ankara đồng thời Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả những biện pháp trên có thể làm phương hại đến vị trí của Ankara trong NATO, các nguồn tin báo chí cho hay.
Khi được đài CNBC hỏi về thông tin nói trên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đă nói: "Chúng tôi coi hành động này của Mỹ là cực kỳ tiêu cực. Chúng tôi coi những tối hậu thư như vậy là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến tŕnh như nhiều tuyên bố mà đại điện của giới lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ do Tổng thống Tayyip Erdogan dẫn dắt đưa ra. Theo đó, hợp đồng S-400 đă sẵn sàng và sẽ được thực hiện”.
Điện Kremlin đă nhiều lần chỉ trích việc Mỹ t́m mọi cách để phá hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đe dọa trừng phạt đồng minh mạnh tay nếu nước này mua các hệ thống tên lửa pḥng không S-400 của Nga. Mỹ thậm chí c̣n đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng S-400 và đổi lấy việc mua các tên lửa Patriot của Mỹ để thay thế.
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang rơi vào một cuộc đối đầu căng thẳng v́ vấn đề liên quan đến hợp đồng S-400.
Sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kư hợp đồng S-400, Mỹ và các đồng minh phương Tây không giấu nổi sự lo lắng và đă t́m mọi cách để phá hợp đồng này. Giới chức NATO và Mỹ tin rằng, nếu hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara thành công th́ đây sẽ là cơ hội mở đường cho Nga tiếp cận, t́m hiểu về các thiết bị chiến tranh của phương Tây, đặc biệt là các chiến đấu cơ F-35.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đă trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Tuy nhiên, những lời cảnh báo, đe dọa hay như tối hậu thư và cả lời đề nghị Patriot hấp dẫn gần đây của Mỹ đến nay vẫn không có tác dụng. Ankara kiên quyết đẩy nhanh tiến tŕnh kư kết hợp đồng mua S-400 của Nga.
Ankara liên tục chỉ trích gay gắt chính sách ngoại giao đe dọa, cưỡng ép của Washington, nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là “một nô lệ” nhảy theo “nhạc” của Mỹ khi nước này đang phải bảo vệ chủ quyền của đất nước. Ông Erdogan đă thể hiện sự tự tin khi khẳng định rằng, Ankara chắc chắn sẽ được bàn giao những chiến đấu cơ F-35. “Họ (Mỹ) hiện đang đá quả bóng đi loanh quanh trong sân, thể hiện sự chần chừ, lưỡng lự của họ. Chẳng sớm th́ muộn, chúng tôi sẽ được đón nhận những chiếc chiến đấu cơ F-35. Hủy bỏ việc bàn giao chúng không phải là một sự lựa chọn”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đă nói như vậy