Do mực nước biển dâng cao v́ biến đổi khí hậu, nhiều thành phố ven biển ở Mỹ, trong đó có Miami và New York, có thể biến mất trong đại dương vào cuối thế kỷ này.
Nhiều nhà khoa học hàng đầu đă sử dụng các kỹ thuật mới để đo lường mức độ băng tan tại các vùng cực của thế giới. Nếu hiện tượng biến đổi khí hậu không được kiểm soát, mực nước biển có thể dâng cao đến 2m vào cuối thế kỷ.
Những dải băng khổng lồ ở Greenland và Nam Cực tan liên tục do mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên, giáo sư Jonathan Bamber tại Trường Đại học Bristol (Anh), chủ tŕ công tŕnh nghiên cứu trên, cho biết: "Nếu chúng ta tiếp tục đi theo quỹ đạo phát thải như hiện nay, chúng tôi không loại trừ khả năng mực nước biển dâng cao hơn hai mét".
Một con tàu nhỏ ở phía Tây Greenland lọt giữa những tảng băng trôi từ sông băng lớn nhất Greenland, Jacobshavn Isbrae. Ảnh: USA TODAY
Theo Tạp chí Scientist, con số trên cao hơn gấp 2 lần dữ liệu trong báo cáo của hội đồng khoa học khí hậu của Liên Hiệp Quốc.
Theo đó, biến đổi khí hậu do con người tạo ra, hay c̣n gọi là t́nh trạng nóng lên toàn cầu, là do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như khí đốt, than và dầu, giải phóng các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như methane và carbon dioxide (CO2) vào khí quyển. Lượng CO2 dư thừa này khiến nhiệt độ của khí quyển và các đại dương tăng lên đến mức không thể lư giải bằng hiện tượng tự nhiên .
Giáo sư Bamber cho biết thêm các thành phố thấp ven biển ở bang Florida, Louisiana, cũng như các thành phố ở bang California như TP Los Angeles và khu vực Vịnh San Francisco là những nơi dễ bị nguy hiểm v́ nước biển dâng.
Ngoài ra, các thành phố lớn khác như London (Anh) và Rio de Jainero (Brazil) cũng bị ch́m mất một phần xuống biển.
Như vậy, khoảng 1,8 triệu km vuông đất sẽ ch́m xuống biển, tương đương với khu vực lớn hơn 3 lần bang California. Từ đó, các khu vực sản xuất lương thực quan trọng bị ngập và 187 triệu người (tương đương 2,5% dân số trái đất) có nguy cơ phải di dời đi nơi khác.
Mực nước biển dâng cao ở mức độ này rơ ràng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề đối với nhân loại.
Mực nước biển đă tăng khoảng 20cm từ năm 1880, nhưng tăng không đều. Trong 100 năm qua, theo dữ liệu đo đạc thủy triều của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, mực nước biển ở các thành phố New York và Boston tăng 27cm, 30cm ở Charleston, 40cm ở Atlantic City, 45cm ở Northfolk và 63cm ở Galveton, bang Texas.
Các nhà khoa học cho biết t́nh trạng nóng lên toàn cầu sẽ là nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng cao trong tương lai.
Thêm vào đó, điều băn khoăn lớn nhất của họ là dải băng khổng lồ ở Tây Nam Cực sẽ tan chảy nhanh đến mức nào.
VietBF @ sưu tầm