Trứng nằm trong vại đất sét với nắm đậy khi được các nhà khảo cổ t́m thấy ở miền đông Trung Hoa. (Associated Newspapers Limited)
GIANG TÔ - Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa t́m thấy một chiếc vại chứa những quả trứng chưa bị bể, được chôn hàng ngàn năm trước trong ngôi mộ cổ từ thời Xuân Thu ở Giang Tô. Các nhà khảo cổ từ Viện Khảo cổ thuộc Bảo tàng Nam Kinh đă khai quật vại trứng có nắp đậy, trong một ngôi mộ lớn ở trấn Thượng Tinh, huyện Lật Dương, tỉnh Giang Tô, hôm 25 tháng 3.
Ông Zhou Hengming, thành viên trong nhóm, cho biết họ hạn chế chạm vào những quả trứng ngàn năm tuổi để tránh hư tổn, thay vào đó họ sẽ sử dụng cách chụp X quang để xác định số lượng.
"Ḷng trắng và ḷng đỏ trứng đă bị phân hủy toàn bộ, nhưng qua kiểm tra DNA, chúng tôi có thể xác định số trứng này đă ngâm muối hay chưa,” ông Lin Liugen, viện trưởng Viện khảo cổ, chp biết.
Theo ông Lin, những đồ tùy táng cho thấy tín ngưỡng hoặc thói quen sinh hoạt của chủ mộ. Người chủ nhân ngôi mộ có thể thích ăn trứng và quyết định duy tŕ sở thích này ngay cả sau khi chết. Đây không phải lần đầu tiên trứng được t́m thấy trong mộ cổ đại ở Trung Quốc, nhưng rất hiếm có vại trứng nào c̣n nguyên vẹn, bởi vỏ trứng dễ bị vỡ sau thời gian dài. Năm 2015, các nhà khảo cổ ở tỉnh Quư Châu phía tây nam Trung Quốc t́m thấy một quả trứng ở trong một ngôi mộ hơn 2,000 năm, nhưng vỏ trứng bị nứt sau khi nhóm nghiên cứu cọ sạch bụi bằng bàn chải.