Tỷ phú giàu nhất hành tinh muốn cứu Trái Đất. Nhưng ông lại làm bằng việc chưa 1 ai làm. Tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos khẳng định rằng "Đã đến lúc quay trở lại Mặt Trăng, lần này chúng ta sẽ ở lại đó..."
Đó là câu nói kết thúc bài diễn thuyết của tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos trong sự kiện CEO Amazon giới thiệu mô hình tàu đổ bộ Blue Moon, đồng thời công bố kế hoạch chinh phục Mặt Trăng, tại Trung tâm Hội nghị Walter E. Washington, thủ đô Washington D.C (Mỹ) ngày 9.5.2019.
Tại buổi thuyết trình, nói về kế hoạch quay trở lại Mặt Trăng, Jeff Bezos lập luận rằng, để mang đến cho nhân loại cơ hội phát triển bền vững, ngành công nghiệp nặng phải... rời khỏi bề mặt Trái Đất và dựa vào các nguồn khoáng sản giàu có trong Hệ Mặt Trời, chẳng hạn như các khoáng chất hiếm có (trên Trái Đất) và băng tại cực Nam của Mặt Trăng. Lượng băng này được cho là đủ để cung cấp nước uống cho phi hành gia và cho việc tổng hợp nhiên liệu tên lửa.
"Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ "viên ngọc độc đáo" (ý chỉ Trái Đất) này... Không có Kế hoạch B nào nữa. Chúng ta phải hành động càng sớm càng tốt để cứu lấy hành tinh này. Chúng ta cũng không nên từ bỏ việc tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta sau này. Nếu hành động ngay và hành động quyết liệt, chúng ta có thể làm được cả hai việc."
Nếu như trước đây Mỹ đổ bộ Mặt Trăng để chứng minh sức mạnh không gian với địch thủ Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì ngày nay người đàn ông giàu nhất hành tinh (người Mỹ) mong muốn đổ bộ Mặt Trăng để cứu Trái Đất và xây dựng tương lai cho thế hệ sau. Đây quả thực là việc làm hiếm có.
"Đã đến lúc quay trở lại Mặt Trăng, lần này chúng ta sẽ ở lại đó..." - Jeff Bezos nói thêm.
Tỷ phú Jeff Bezos giới thiệu về tàu đổ bộ Mặt Trăng Blue Moon. Nguồn: Los Angeles Times
Phần tiếp theo của buổi thuyết trình, CEO của Amazon giới thiệu tàu đổ bộ Blue Moon - "sứ giả" hiện thực hóa sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng của Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin (do Jeff Bezos thành lập).
Cực Nam của Mặt Trăng - đích đến của nhiều quốc gia trong hành trình chinh phục Mặt Trăng. Nguồn: NASA
Trước mắt, để lên Mặt Trăng, công ty của ông cần xây dựng cơ sở hạ tầng không gian cần thiết, vì vậy Blue Origin tiến hành chế tạo tàu đổ bộ Blue Moon - "một phương tiện phi thường" - mà theo mô tả của Jeff Bezos, nó là một tàu vũ trụ khổng lồ, cao 2 tầng, có khả năng mang theo 4 tàu du hành thực hiện sứ mệnh thăm dò bề mặt Mặt Trăng.
Theo Jeff Bezos, Blue Moon được đẩy bằng hydro lỏng và có thể hạ cánh chính xác khi mang trong mình tới 6,5 tấn hàng hóa lên bề mặt Mặt Trăng.
Tại buổi thuyết trình, tỷ phú giàu nhất hành tinh nói rằng, chưa xác định được thời điểm cất cánh của tàu đổ bộ Blue Moon. Ông chỉ tiết lộ phương tiện phóng của nó, tên lửa New Glenn của Blue Origin, dự kiến sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2021.
Nhưng Bezos nói rằng phiên bản mở rộng của tàu đổ bộ Blue Moon có thể giúp đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, đó cũng là mục tiêu hiện tại của NASA.
Tròn 5 thập kỷ kể từ khi người Mỹ làm nên lịch sử sau cuộc đổ bộ thành công đầu tiên lên Mặt Trăng trong sứ mệnh của 3 phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins trên phi thuyền Apollo 11, tỷ phú Jeff Bezos và Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin (do Jeff Bezos thành lập) liệu có viết tiếp giấc mơ đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng như các anh hùng vũ trụ Apollo từng thực hiện năm 1969 đáng nhớ?
Câu trả lời còn để ngỏ sau những năm 2020!