Mỹ và Iran đang đứng trên vực thẳm của cuộc chiến tranh. Nếu xảy ra nó rất ác liệt. Nó có thể mở đầu cho thế chiến thứ III.
Mỹ vừa công bố video ghi lại cảnh máy bay B-2 thả 2 quả siêu bom GBU-57, động thái diễn ra đồng thời với việc điều cả kho Tomahawk đến sát Iran.
Theo Không quân Mỹ, đoạn video ghi lại cảnh máy bay tàng h́nh B-2 Spirit thả hai quả bom GBU-57 được thực hiện trong cuộc diễn tập đối với với hệ thống hầm ngầm, boongke của đối thủ được dùng để phát triển vũ khí hạt nhân.
Dù không công bố chí tiết về vụ thử nhưng Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF) cho biết, GBU-57 đă chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy của ḿnh sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới.
USAF cho biết, bom GBU-57 MOP được Mỹ phát triển từ năm 2007, Dự án này do hăng Boeing thực hiện. Bộ Quốc pḥng Mỹ đă và tiếp tục khẳng định rằng, bom này được chế tạo chuyên để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất trên lănh thổ Iran và CHCDND Triều Tiên, nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cất giữ vũ khí hạt nhân.
GBU-57 là loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới hiện nay với chiều dài 6,1 m và khối lượng khoảng 14 tấn, nặng hơn rất nhiều so với con số 2,3 tấn của GBU-28, là sát thủ boongke lừng danh mà nước Mỹ tự hào trong nhiều năm qua. Nó nặng hơn cả GBU-43, loại bom tấn công mặt đất được mệnh danh là bom mẹ với khối lượng 10,3 tấn.
Bom GBU-57 có thể chứa 2,5 tấn thuốc nổ và được tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS). Sau khi chạm đất, GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng.
Phía đuôi bom được gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn. Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ phá hủy mục tiêu. Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt và thiết kế cho phép mang khối lượng chất nổ lớn trong khi vẫn duy tŕ được lực xuyên phá khi va chạm.
Tuy sức nổ chỉ tương đương 3-5 tấn TNT nhưng nhờ gây nổ từ bên trong nên sức công phá của GBU-57 lớn hơn rất nhiều so với tấn công trên mặt đất. GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60m qua lớp bê tông thông thường, 8m qua bê tông cường lực và 40m qua đá cứng.
Bên cạnh đó, phiên bản mới của GBU-57 được tăng cường công nghệ dẫn đường điện tử để tăng độ chính xác cũng như khả năng né các hệ thống pḥng không.
Mặc dù vụ thử GBU-57 được Không quân Mỹ thực hiện gần như đồng thời với việc Hải quân nước này điều 2 chiến hạm Aegis (mang theo hàng chục quả tên lửa Tomahawk) qua Eo biển Hormuz nhưng không rơ chúng có liên quan ǵ đến nhau hay không.
Được biết, trước khi điều 2 chiếc tàu chiến hạng nặng này đến sát Iran, hiện Mỹ đang triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln ngoài khơi Oman, trong khi tàu đổ bộ tiến công USS Kearsarge xuất hiện gần bờ biển UAE.
Phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-52 đóng quân tại Qatar cũng vừa hoàn thành chuyến huấn luyện đầu tiên hôm 12/5 cùng tiêm kích tàng h́nh F-35A và chiến đấu cơ hạng nặng F-15C.
Mặc dù căng thẳng Mỹ - Iran được cho rằng đă hạ nhiệt nhưng theo truyền thông Tehran, việc Mỹ bất ngờ điều 2 chiến hạm đi qua eo biển Hormuz và bất ngờ thả 2 quả GBU-57 được coi là hành động mang tính răn đe nhằm vào Iran.