Không phải tim đập nhanh lúc nào cũng là trọng bệnh, nhưng trong nhiều trường hợp, triệu chứng tim đập nhanh bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, rối loạn thần kinh tim hoặc cơn nhịp rung nhĩ, rung thất nguy hiểm.
Có nhiều bệnh lư có thể dẫn đến tim đập nhanh
Tim đập bao nhiêu nhịp là nhanh?
Nhịp tim khi nghỉ ngơi ở người khỏe mạnh sẽ giao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Khi nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, giới hạn này có thể thay đổi theo độ tuổi và nhịp tim ở trẻ em thường cao hơn người lớn.
Nhận biết triệu chứng tim đập nhanh
Một số người bị tim đập nhanh hơn b́nh thường nhưng có thể họ không nhận ra điều đó cho đến khi kiểm tra nhịp tim, số khác có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Tuy nhiên, khi tim đập nhanh, mạnh bất thường, cơ thể sẽ cảnh báo bằng một hay nhiều các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:
- Khó thở, thở hụt hơi, đôi khi phải rướn người lên mới thở được
- Hồi hộp: người bệnh cảm giác bồn chồn, lo lắng
- Trống ngực: người bệnh nghe rơ tiếng đập th́nh thịch của tim rất to và mạnh, cảm giác như lồng ngực bị rung lên và đôi khi bị bỏ mất một nhịp
- Đau thắt ngực
- Đau đầu, choáng ngất
Khi người bệnh gặp phải t́nh huống tim đập nhanh, mạnh bất thường kèm theo triệu chứng chóng mặt, choáng ngất, cần phải sớm được thăm khám bởi các chuyên gia y tế.
Tim đập nhanh là triệu chứng của bệnh ǵ?
Lư do tim đập nhanh có thể tồn tại trong tim và cả bên ngoài tim. Đôi khi đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước các cảm xúc mạnh gây ra bởi yếu tố tâm lư hoặc do chất kích thích, thay đổi nội tiết tố, rối loạn hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tim đập nhanh lại là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lư nghiêm trọng.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị như thuốc ho, cảm cúm, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, chống loạn thần…cũng gây tăng nhịp tim. Tim đập nhanh trong những trường hợp này không đáng lo lắng v́ dừng thuốc, nhịp tim sẽ trở lại b́nh thường.
Bệnh tim mạch
Tất cả các bệnh tim mạch bẩm sinh hay thứ phát như tim bẩm sinh, hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, cơ tim ph́ đại, nhồi máu cơ tim … đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm tổn thương cơ tim, van tim hoặc làm hư hại hệ thống dẫn truyền điện trong tim và làm tim bơm máu kém hiệu quả, buộc tim phải đập nhanh. Khi tim đập nhanh bất thường, người bệnh tim mạch cần cảnh giác với cơn rung nhĩ, thiếu máu tim...
Rối loạn thần kinh tim
Bệnh rối loạn thần kinh tim (c̣n gọi là rối loạn thần kinh thực vật) là nguyên nhân thường thấy trong số các nguyên nhân gây tim đập nhanh. Đây không phải là bệnh tim thực thể (không hề có tổn thương tại tim), nhưng nó có đầy đủ các triệu chứng tương tự như ở người bị bệnh tim thực sự.
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim có thể là do lạm dụng rượu bia, chất kích thích… nhưng phần lớn là do căng thẳng, lo lắng quá mức làm gia tăng sự bài tiết hormon gây co mạch và làm tim đập nhanh.
Sự thay đổi nồng độ hormon nữ giới ở các giai đoạn mang thai, tiền măn kinh, măn kinh cũng có thể kích thích tim đập nhanh hơn.
Các bệnh mạn tính ngoài tim
- Cường giáp: Hormon tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Khi bị cường giáp, lượng hormon này tăng cao sẽ khiến tim đập nhanh hơn.
- Mất cân bằng điện giải: Tín hiệu điện được truyền đi là nhờ các kênh ion (Natri, Canxi, Kali, Magie) ở màng cơ tim. Nếu các kênh này mất cân bằng (do rối loạn điện giải, mất nước, khiếm khuyết kênh di truyền), nhịp tim sẽ rối loạn.
- Tiểu đường, bệnh phổi…
Làm sao để giảm nhịp tim bền vững lâu dài?
Ngoại trừ thuốc điều trị khi cần thiết th́ việc thiết lập sự ổn định nhịp lâu dài đ̣i hỏi người bệnh phải phối hợp nhiều pháp, bao gồm các cách dưới đây:
- Ăn uống khoa học: ưu tiên các thực phẩm giúp ổn định nhịp tim, giàu omega - 3, giàu khoáng chất magie, canxi, kali như: thực phẩm cá biển, rau lá xanh, cây họ cải, sữa ít béo, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, chuối…, ăn giảm muối, giảm chất béo động vật. Bỏ thuốc lá, rượu chè, cà phê
- Tập thể dục hàng ngày, với các bài tập nhẹ nhàng và giữ tâm trạng luôn thư thái.
VietBF © sưu tầm