Những động thái vừa qua của Triều Tiên dường như đă khiến Trump chán ngấy. Chuyên gia nói rằng ông Trump đă không c̣n coi việc phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên là ưu tiên số một.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
"Mỹ và Triều Tiên đang ở một giai đoạn bế tắc mới, khi không bên nào muốn trở lại bàn đàm phán về phi hạt nhân hoá. Trước khi B́nh Nhưỡng thực hiện các vụ thử tên lửa, Washington có thiện chí hơn, nhưng hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như thờ ơ với việc nối lại thảo luận", Andrew Yeo, phó giáo sư Đại học Công giáo Mỹ, trao đổi với *********.
Ông Yeo nói đến việc Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa tầm ngắn hôm 4/5 và 9/5, sau khi hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Trump hồi cuối tháng 2 không đạt được kết quả. Hôm 10/5, Tổng thống Mỹ cho biết ông không xem Triều Tiên "bội tín" khi thử các tên lửa tầm ngắn, nhưng các diễn biến mới này sẽ khiến Trump ngừng ca ngợi Kim Jong-un, theo ông Yeo.
Đồng t́nh với việc phía Mỹ "không quá hào hứng" trong xử lư vấn đề Triều Tiên, Kim Ji-yoon, chuyên gia tại Viện nghiên cứu chính sách Asan, Hàn Quốc, cho rằng Tổng thống Trump không dễ xử lư t́nh h́nh hoặc ông không muốn xúc tiến nỗ lực như trước. Nguyên nhân là ông có thể vấp phải khó khăn ở trong nước, khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đang đến gần.
Theo bà Kim, sau hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội, giới chuyên gia và nghị sĩ Mỹ cho rằng Washington "thà không có thoả thuận c̣n hơn là một thoả thuận tồi". Khi Triều Tiên không đưa ra một kế hoạch cụ thể về tiến tŕnh phi hạt nhân hoá, Mỹ đă không dỡ bỏ lệnh trừng phạt nào.
"T́nh h́nh hiện nay c̣n tồi tệ hơn cả trước hội nghị thượng đỉnh lần một ở Singapore, v́ khi đó chúng ta c̣n có điều để trông đợi. Nhưng hiện nay không bên nào muốn t́m ra cách giải quyết, đó chính là vấn đề", bà Kim nói.
Chuyên gia Kim đánh giá khi phóng thử các tên lửa tầm ngắn, Triều Tiên không chỉ phát đi cảnh báo với Mỹ, mà c̣n có ư "trách cứ Hàn Quốc", rằng Seoul "chưa làm đủ, chưa cố gắng hết sức".
Cho rằng t́nh h́nh hiện nay là "nghiêm trọng", giáo sư Lee Byong- chul thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông, Đại học Kyungnam, Hàn Quốc, nhận định các hành động gần đây của Kim Jong-un cho thấy ông đang lo lắng về tiến tŕnh chậm trễ trong việc tháo gỡ vướng mắc với Mỹ. Trong khi đó, Trump có vẻ như điềm tĩnh hơn.
Dự báo t́nh h́nh sắp tới, chuyên gia Kim Ji Yoon đánh giá Triều Tiên sẽ không thử tên lửa tầm xa, v́ B́nh Nhưỡng vẫn mong muốn nối lại đối thoại với Washington. Tuy nhiên, triển vọng hai bên tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần ba vẫn c̣n xa.
"Việc đạt được kết quả cụ thể không chỉ là điều Triều Tiên mong, mà Trump cũng muốn, v́ ông sắp bước vào chiến dịch tái tranh cử. Do đó, chừng nào chưa có ǵ đảm bảo được điều đó, hai bên sẽ không tổ chức thượng đỉnh lần ba", bà Kim nói.
Tổng thống Mỹ cũng sẽ không thể hiện thái độ thù địch với Kim Jong-un, trừ khi lănh đạo Triều Tiên có những bước đi "ngu ngốc", như phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Mỹ có rất nhiều vấn đề cần xử lư, và phi hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên chỉ là một trong số đó, theo bà Kim.
Giáo sư Lee dự đoán Triều Tiên sẽ sớm tiếp tục thử các loại "đầu đạn tầm ngắn", điều càng làm cho t́nh h́nh trở nên xấu hơn. Đến một lúc nào đó, Trump sẽ gia tăng căng thẳng, bất chấp t́nh h́nh ở Iran hay chiến tranh thương mại với Trung Quốc trầm trọng đến mức nào.
Đồng t́nh với ư kiến này, phó giáo sư Andrew Yeo cũng cho rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục phóng thêm các vụ thử tên lửa tầm ngắn để nhắc nhở Mỹ rằng "Triều Tiên vẫn là mối đe dọa và B́nh Nhưỡng không quan tâm đến phi hạt nhân hóa theo các điều khoản của Washington".
Nếu Kim Jong-un liều lĩnh thực hiện các vụ thử tên lửa tầm xa hay các vụ thử hạt nhân, hành động này sẽ bị coi là "vượt lằn ranh đỏ" và rơ ràng sẽ làm gia tăng căng thẳng. Khi đó, kể cả Trung Quốc hay Nga cũng không thể giúp gỡ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên.
"Đến lúc Kim Jong-un cảm thấy không có cơ hội nào được dỡ lệnh trừng phạt, ông có thể quay trở lại việc leo thang căng thẳng, dẫn đến t́nh trạng bên miệng hố chiến tranh như hồi 2017", Yeo nói.
VietBF © sưu tầm