PARIS, Pháp (NV) – Sau hơn 20 năm theo đuổi vụ kiện chính phủ Việt Nam, doanh nhân Ḥa Lan gốc Việt Trịnh Vĩnh B́nh vừa được Ṭa Án Trọng Tài Quốc Tế (ICC) gửi thông báo thắng kiện.
Theo đó, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh B́nh tổng cộng $37,581,596 thiệt hại và gần $7.9 triệu án phí.
Nguồn tin này được ông Trịnh Vĩnh B́nh cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) biết ngay sau khi nhận được thư của ICC. Một số trang cá nhân của các blogger ở Việt Nam cũng lan truyền sự việc này. Truyền thông Việt Nam chưa nhắc đến.
Chính phủ Việt Nam vi phạm
Trong thông báo gần 200 trang VOA nhận được từ ICC, ghi rơ: Bên bị đơn (chính phủ Việt Nam) đă vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏa đáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp Định Khuyến Khích và Bảo Hộ Đầu Tư Lẫn Nhau giữa Vương Quốc Ḥa Lan và nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thông cáo của ṭa ICC. (H́nh: VOA)
Trả lời phỏng vấn VOA, ông Trịnh Vĩnh B́nh xúc động nói: “Qua hơn 20 năm tranh đấu để đ̣i lại công lư, tôi thấy con đường Ṭa Án Quốc Tế là rất tốt. Họ rất công tâm. Họ xử trắng ra trắng, đen ra đen. Cho nên về mặt luật pháp, công lư th́ vụ này là rất rơ ràng. Ṭa án đă cho ḿnh thấy là những ǵ ḿnh trông đợi ở ṭa án để cảnh báo chính phủ Việt Nam về những việc làm sai trái của họ, những ǵ đang xảy ra hằng ngày ở Việt Nam và vẫn đang tiếp tục xảy ra, th́ họ phải điều chỉnh lại.”
Ông hy vọng rằng vụ kiện của ông sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai, tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lư.
Điều này được blogger Lê Nguyễn Hương Trà đề cập trong bài viết mới nhất trên facebook cá nhân về vụ thắng kiện: “Mới nhất là vụ ồn ào lô hàng 700 chiếc BMW 15 triệu Euro nhập khẩu không được thông quan hồi 2016 – liên quan đến Euro Auto và nhiều người bị bắt h́nh sự; đă bị tập đoàn Sime Darby, Malaysia, khởi kiện và giành thắng lợi ngoài nước. Phía Việt Nam đã phải trả lại xe, tái xuất và hoàn lại thuế.”
“Hồi 2014 là vụ nhà đầu tư Pháp DialAsie kiện chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh Viện Quốc Tế Thận và Lọc thận tại TP.HCM. Năm 2017 có hai vụ kiện của 2 nhà đầu tư nước ngoài là Saigon Metropolitan và Recofi. Vụ Metropolitan ông Bộ Tư Pháp cùng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương họp báo bảo giải quyết xong. Nhưng theo dơi sẽ thấy vụ này rất là… gân gà khó nuốt, cũng có khả năng lại bị kiện tiếp,” Lê Nguyễn Hương Trà viết trên Facebook của cô.
Hơn hai năm trước
Hơn hai năm trước, Tháng Chín, 2017, trước khi phiên ṭa diễn ra, khi c̣n được tiếp xúc với truyền thông một cách đúng luật, ông Trịnh Vĩnh B́nh từng bày tỏ rằng ông tự tin sẽ thắng kiện trong vụ tái khởi kiện lần thứ hai v́ ông đă thực hiện đúng Hiệp Thương giữa Ḥa Lan và Việt Nam. Ông cho biết là một doanh nhân sống và làm việc lâu năm ở Hà Lan, ông rất tôn trọng và giữ đúng những vấn đề liên quan đến luật lệ, khai thuế…
Trước đó, theo tiết lộ từ Giáo Sư Nguyễn Vi Khải – thành viên Ban Nghiên Cứu, Cố Vấn Thủ Tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là viện phó Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Phát Triển (VIDS) cho biết: “Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và t́m nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải tŕnh.”
Bộ sưu tập xe của ông Trịnh Vĩnh B́nh. (H́nh: Trịnh Vĩnh B́nh)
Tuy nhiên những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh B́nh quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hăng Luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP căi cho ông.
Vụ án doanh nhân Trịnh Vĩnh B́nh khởi kiện chính phủ Việt Nam từng được xem là một vụ kiện thế kỷ chưa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Thời điểm đó, dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm đến vụ việc ông tái khởi kiện nhà nước Việt Nam, yêu cầu bồi thường hơn $1 tỷ do những oan sai mà ông đă nhận.
CSVN “cướp” trắng trợn
Vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh B́nh từ Ḥa Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài G̣n và một số tỉnh phía Nam.
Cho đến năm 1998, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh B́nh với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lư-bảo vệ đất đai. Ông bị tuyên án 11 năm tù sau đó và ṭa buộc ông Trịnh Vĩnh B́nh phải đóng tiền phạt và tịch thu toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam.
Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Ḥa Lan.
Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh B́nh khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đ̣i bồi thường trên $150 triệu.
Tuy nhiên, Việt Nam đă thương lượng với ông Trịnh Vĩnh B́nh để ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh B́nh trở lại đầu tư ở Việt Nam. Nơi diễn ra cuộc thương lượng năm đó là Singapore.
Cũng hơn hai năm trước, khi nói về vụ kiện này, Giáo Sư Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật trường Đại Học Harvard, từng đưa ra dự đoán: “Khả năng thắng kiện là có.”
Giáo Sư Tài giải thích rằng: “Cái thế mạnh về thủ tục của ông Trịnh Vĩnh B́nh là ổng đă đầu tư dựa vào Hiệp Định Thương Mại Đầu Tư giữa Việt Nam và Ḥa Lan. Hiệp định này chắc chắn đă quy định rằng nếu có tranh chấp th́ đưa ra Ṭa Trọng Tài Quốc Tế. Ông ấy đi theo đúng hiệp định đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục.”
(Cát Linh)Người Việt
12-4-2019