Ngày 8/5, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố tạm ngưng thực hiện một phần cam kết của Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) trong ṿng 60 ngày. Ông này nói rằng do Mỹ vi phạm thỏa thuận này trong khi các nước châu Âu tham gia không có các biện pháp bù đắp cho thiệt hại mà Washington đă gây ra đối với Tehran.
Trong khi đó, một cố vấn quân sự của nhà lănh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei khẳng định Washington "không đủ khả năng" hành động quân sự chống lại Tehran.
Theo đài RT, Tehran sẽ tạm ngưng thực hiện một số cam kết của JCPOA trong ṿng 60 ngày, bắt đầu bằng việc không tiêu hủy trữ lượng nước nặng và urani vượt ngưỡng cho phép. Sau đó, các bên c̣n lại tham gia kư JCPOA (Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc) sẽ có 60 ngày để thương lượng cũng như thực hiện cam kết bảo vệ ngành dầu khí và ngân hàng của Iran khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ. "Đây chưa phải là dấu chấm hết cho thỏa thuận này" - Tổng thống Rouhani khẳng định.
Trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Iran sẽ đảo ngược lệnh tạm hoăn. C̣n không, nước này sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung (nhưng không nói rơ chi tiết). Nếu lănh đạo các nước châu Âu t́m cách áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung, Iran sẽ "phản ứng quyết liệt" - Tổng thống Rouhani cảnh báo.
Nhà máy Điện hạt nhân Bushehr ở Iran Ảnh: Reuters
Ông Rouhani nhấn mạnh JCPOA là một thỏa thuận có lợi cho Iran và gây bất lợi cho kẻ thù của Tehran. Nhà lănh đạo này khẳng định chỉ có "những người cực đoan" ở Mỹ, Israel và các nước Ả Rập do Ả Rập Saudi đứng đầu mới mong muốn thỏa thuận hạt nhân này bị phá bỏ.
Trong khuôn khổ của JCPOA được kư kết vào năm 2015, Iran cam kết giới hạn chương tŕnh hạt nhân để được nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, sau khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận này cách đây đúng 1 năm, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đă khôi phục và mở rộng biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, khiến kinh tế của quốc gia Trung Đông này gặp khó khăn - theo NBC News.
Iran có bước đi mới nhất nói trên giữa lúc Washington tiếp tục gia tăng sức ép lên Tehran. Hôm 7-5, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Trung ương quân đội Mỹ, ông Bill Urban, khẳng định Washington sẽ triển khai máy bay ném bom B-52 đến Trung Đông để đối phó với điều mà chính quyền ông Trump khẳng định là "những dấu hiệu rơ ràng cho thấy binh sĩ Mỹ tại đây có khả năng bị Iran tấn công ở trên biển và đất liền".
Trước đó, vào ngày 5-5, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố Washington sẽ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng với một phi đội ném bom đến Trung Đông. Ông Urban xác nhận phi đội này có cả B-52 nhưng không tiết lộ số lượng cụ thể. Một số quan chức giấu tên của Mỹ khẳng định với Reuters rằng 4 chiếc B-52 sẽ được triển khai, song số lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào t́nh h́nh.
Đáp lại, theo hăng thông tấn ISNA, một cố vấn quân sự của nhà lănh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Washington "không đủ khả năng" hành động quân sự chống lại Tehran.
Cũng trong ngày 7-5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bất ngờ hủy chuyến thăm Đức để đến Iraq gặp Tổng thống Barham Salih và Thủ tướng Adel Abdul-Mahdi. Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Mohammed Ali al-Hakim trong một tuyên bố cho biết ông Pompeo đă thảo luận về "quan hệ song phương, các diễn biến an ninh mới trong khu vực và nỗ lực pḥng chống khủng bố" với các nhà lănh đạo nước này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông thăm Iraq v́ các lực lượng Iran "đang gia tăng hoạt động" và các mối đe dọa tấn công là "rất cụ thể". Tuy nhiên, ông Pompeo không cung cấp thêm thông tin. "Chúng tôi đă tṛ chuyện với họ về tầm quan trọng của việc Iraq bảo đảm rằng họ có thể bảo vệ công dân Mỹ trên lănh thổ của họ" - ông Pompeo nói.
VietBF © sưu tầm