“Những vụ xâm phạm lănh hải Malaysia bởi các ngư phủ Việt Nam không những là một mối đe dọa cho các công dân Malaysia, mà c̣n là một hành động vi phạm chủ quyền và quyền toàn vẹn lănh thổ của Malaysia.”
Bộ Ngoại giao Malaysia"
Tư liệu- Tàu cá Việt Nam và Malaysia bị phá hủy v́ đánh bắt hải sản bất hợp pháp ở Indonesia. Ảnh chụp ngày 5/4/2016. REUTERS/M N Kanwa /Antara Foto
Bộ Ngoại giao Malaysia hôm 8/5 trao công hàm, chính thức phản đối số lượng lớn các tàu cá Việt Nam xâm phạm các vùng biển của Malaysia.
Báo New Strait Times của Malaysia trích tuyên bố của Wisma Putra, tức Bộ Ngoại giao Malaysia, cho biết Phó Tổng Thư Kư của Bộ Raja Datuk Nushirwan Zainal Abidin đă trao lại công hàm cho đại sứ Việt Nam tại Malaysia.
Ṭ báo tường thuật rằng trước đó Bộ Ngoại giao Malaysia đă cho triệu đại sứ Việt Nam, ông Lê Quư Quỳnh, tới để yêu cầu giải thích lư do v́ sao nhiều tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục xâm phạm lănh hải của Malaysia.
Dịp này, Kuala Lumpur hối thúc Hà nội hăy đề ra những biện pháp để cải thiện t́nh h́nh. Trong cuộc tiếp xúc, Bộ Ngoại giao Malaysia tố cáo rằng trong thời gian từ năm 2006 tới năm 2019, “có 748 tàu Việt Nam và tất cả 7.203 người đă bị bắt giữ”.
Tuyên bố của Malaysia nêu bật:
“Những vụ xâm phạm lănh hải Malaysia bởi các ngư phủ Việt Nam không những là một mối đe dọa cho các công dân Malaysia, mà c̣n là một hành động vi phạm chủ quyền và quyền toàn vẹn lănh thổ của Malaysia.”
Vẫn theo tuyên bố này, th́ các hành động vi phạm lănh hải của ngư dân Việt Nam đi ngược với luật pháp quốc tế, trong đó có các điều khoản của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo rằng nếu tiếp tục, các vụ vi phạm vùng biển Malaysia sẽ cản trở các nỗ lực của hai nước nhằm thắt chặt các quan hệ, phương hại tới các quan hệ song phương hiện vẫn c̣n khá vững mạnh.
Theo bản tin của tờ Strait Times trích thông tin của Bộ Ngoại giao, th́ Đại sứ Việt Nam Lê Quư Quỳnh ghi nhận phản đối chính thức của Malaysia và trấn an phía Malaysia rằng những quan ngại mà họ nêu lên sẽ được đệ đạt lên chính quyền Việt Nam.
Ông Lê Quư Quỳnh giải thích rằng vi phạm lănh hải nước bạn là hành động bất hợp pháp theo luật Việt Nam, và các chính quyền địa phương sẽ được thông báo về vụ việc này.
T́nh trạng tàu cá Việt Nam vi phạm, xâm phạm vùng biển các nước để đánh bắt trái phép đă được mang ra thảo luận tại Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu.
Tuổi Trẻ Online vào cuối tháng Tư trích lời thiếu tướng Bùi Trung Dũng - phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tại hội nghị nói rằng ở Malaysia, “ngư dân Việt Nam không những sang đánh bắt bất hợp pháp mà c̣n làm giả biển số tàu Malaysia”.
Báo cáo của Tổng cục thuỷ sản Việt Nam cho biết trong năm 2018 đă xảy “85 vụ với 137 tàu cá và 1,162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài”, và từ đầu năm 2019, “t́nh h́nh tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra, với 16 vụ/26 tàu/96 ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài”, trong các nước bị vi phạm có Malaysia.
Vẫn theo Tuổi Trẻ Online th́ các tỉnh có nhiều tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, có Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, B́nh Định, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, và B́nh Thuận.