Iran ra tối hậu thư về thoả thuận hạt nhân. Tối hậu thư của nước Hồi giá này gây chấn động. Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 8/5 tuyên bố sẽ rút một phần khỏi thoả thuận hạt nhân Iran mà nước này kư với nhóm các cường quốc P5+1 vào năm 2015, đồng thời ra tối hậu thư 60 ngày, nếu không được đáp ứng yêu cầu sẽ tăng mức độ làm giàu uranium.
Động thái nói trên diễn ra đúng 1 năm ngày Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân Iran, hay c̣n gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Phát biểu trên truyền h́nh nhân kỷ niệm 1 năm này, Tổng thống Rouhani tuyên bố sẽ “giảm bớt các cam kết”, nhưng không rút hoàn toàn khỏi JCPOA. Đồng thời, ông Rouhani cáo buộc “những nhân vật cứng rắn” ở Mỹ đă phá hoại thoả thuận mà ông nói rằng “v́ lợi ích của khu vực và thế giới chứ không phải v́ những kẻ thù của Iran”.
“Cộng hoà Hồi giáo Iran tuyên bố rằng ở giai đoạn hiện tại chúng tôi không cam kết tôn trọng những giới hạn trong việc duy tŕ mức độ làm giàu uranium và dự trữ nước nặng nữa” - hăng thông tấn FARS dẫn tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran (SNSC) do Tổng thống Rouhani đứng đầu cho biết.
SNSC ra tối hậu thư cho các đối tác trong ṿng 60 ngày để giảm bớt các áp lực đối với Iran do các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ và đàm phán các điều khoản của thoả thuận mới, nếu không nước này sẽ nối lại việc làm giàu uranium và thực hiện các biện pháp liên quan đến hiện đại hoá ḷ phản ứng nước nặng Arak. Ḷ phản ứng này sản xuất plutonium - vật liệu có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo JCPOA, Iran được phép giữ lại 300kg uranium làm giàu tới 3.67% và 130 tấn nước nặng. Số lượng vượt quá phải xuất khẩu ra thị trường quốc tế để đổi lấy uranium tự nhiên.
Giải thích cho động thái này, SCNC cho biết, “Iran chỉ bảo vệ các lợi ích và an ninh quốc gia theo các điều khoản 26 và 36 của JCPOA”.
Theo tài liệu của SCNC, Iran đă kiềm chế và kiên nhẫn hết sức kể từ khi Mỹ rút khỏi thoả thuận vào tháng 5.2018, và cho các bên c̣n lại thời gian đáng kể theo yêu cầu của họ để đền bù cho Iran v́ Mỹ rút lui và đảm bảo các lợi ích của Tehran.
Tuy nhiên, các bên c̣n lại không có giải pháp thực tế nào để giảm nhẹ tác động của trừng phạt kinh tế Mỹ tái áp đặt lên Iran. “Do vậy, Iran có quyền khôi phục lại cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong JCPOA, không có lựa chọn nào khác là giảm bớt cam kết trong khuôn khổ thoả thuận”.
Iran đă thông báo cho 5 nước c̣n lại trong JCPOA là Pháp, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc cùng EU hôm 8.5 về quyết định nói trên.
“Nếu 5 nước cùng đàm phán chung và giúp Iran bảo vệ lợi ích về dầu mỏ và ngân hàng, Iran sẽ quay trở lại các cam kết trong JCPOA” - Tổng thống Rouhani nói, nhưng cảnh báo “sẽ có hành động mạnh mẽ” nếu các nhà lănh đạo Châu Âu t́m cách áp đặt thêm trừng phạt với Iran ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.