Đó là lời kêu gọi của cựu Tổng tư lệnh NATO. Ông James Stavridis là Đô đốc Quân đội Hoa Kỳ, cựu chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu, ông kêu gọi "cấm hoàn toàn công dân Nga vào Hoa Kỳ". Đây là biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Cựu chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu - ông James Stavridis.
Trong bài viết của ḿnh cho tạp chí Time, ông Stavridis tuyên bố cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Muller đă khẳng định sự thật về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.
"Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, chúng tôi đă trải qua một cú đánh trực tiếp từ tay người Nga vào trung tâm hệ thống dân chủ của chúng tôi - và không nghi ngờ ǵ, chúng tôi đă phản ứng rất yếu với điều này, ngoài một vài cử chỉ tượng trưng", ông Stavridis viết.
Ông Stavridis coi các biện pháp trừng phạt đă được áp đặt là quá yếu và kêu gọi thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn đối với Nga trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Theo ông, những hạn chế (trừng phạt - PV) đă tồn tại "không thu hút sự chú ư của Tổng thống Nga Vladimir Putin". Do đó, quân đội Mỹ kêu gọi không hạn chế các biện pháp trừng phạt đối với doanh nghiệp Nga, mà áp đặt các hạn chế đối với lĩnh vực thể thao, ca nhạc, tổ chức học thuật, phái đoàn ngoại giao và thậm chí cả chính ông Putin.
Ông Stavridis cũng đề xuất công khai bắt đầu hỗ trợ người dân hoặc các nhóm hoạt động xă hội ở Nga đấu tranh cho dân chủ. Ngoài ra, ông cũng đề xuất xem xét phương án cấm hoàn toàn người Nga nhập cảnh vào Mỹ, bất kể mục đích của chuyến đi là ǵ. Đồng thời, theo ư kiến của ông, Washington cũng có thể từ chối hợp tác với Nga trong các dự án quốc tế, từ việc tái thiết Syria đến điều tiết giá dầu....
Đô đốc Mỹ không coi những hạn chế đó là quá mức, bởi v́ lỗi của Nga làm ở Mỹ đă ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá tŕnh dân chủ. Ông nhấn mạnh rằng công việc của Muller chỉ là khởi đầu trong quá tŕnh điều tra sự can thiệp của Nga và vai tṛ của Moscow trong việc bầu Donald Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ. Ông Stavridis cũng hứa rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các công việc chuyên sâu để chống lại Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin.
Quan hệ giữa Liên bang Nga và các nước phương Tây đă xấu đi do t́nh h́nh xung đột ở Ukraine và xung quanh việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Phương Tây cáo buộc Liên bang Nga can thiệp công việc nội bộ của Ukraine, áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại nước này. Moscow cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt trả đũa và tuyên bố rằng "nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ trừng phạt là phản tác dụng".
Nga đă nhiều lần tuyên bố quốc gia này không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine. Gần đây, tại các quốc gia EU, các ư kiến về sự cần thiết phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga đă xuất hiện nhiều hơn.