Phi công đă không kịp nhảy dù và thiệt mạng khi chiếc F-35 Nhật rơi xuống biển. Nhiều khả năng là do hệ thống cung cấp dưỡng khí OBOGS trên tiêm kích khi gặp trục trặc sẽ khiến phi công nhanh chóng mất kiểm soát máy bay.
Chiếc F-35A gặp nạn trong một chuyến bay thử năm 2017. Ảnh: JASDF.
Gần một tháng sau khi siêu tiêm kích F-35A Nhật Bản bị rơi ngoài khơi nước này, các lực lượng cứu nạn Nhật và Mỹ vẫn đang quần thảo trên biển để t́m kiếm máy bay bị nạn. Dù vậy, tất cả những ǵ họ t́m được chỉ là những vệt dầu loang và một số mảnh vỡ cánh đuôi máy bay.
Chiếc F-35A biến mất khỏi màn h́nh radar khi đang huấn luyện bay đêm ngoài khơi tỉnh Aomori, đông bắc Nhật Bản cùng ba tiêm kích khác. Phi công điều khiển Akinori Hosomi được nhận định là không kịp nhảy dù và đă thiệt mạng.
Giới chuyên gia đă đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích việc máy bay đột nhiên biến mất khỏi radar rồi lao xuống biển mà không có bất kỳ tín hiệu cấp cứu nào từ phi công. Một trong số đó nhắc tới Hệ thống tạo oxy trên máy bay (OBOGS), thiết bị từng gây hàng loạt tai nạn trên các tiêm kích hiện đại của Mỹ trong thời gian gần đây.
OBOGS thu thập không khí và cung cấp cho phi công nguồn dưỡng khí với nồng độ oxy cao, giúp họ duy tŕ tỉnh táo trong mọi điều kiện tác chiến. Quân đội Mỹ đă sử dụng OBOGS suốt hơn 30 năm trên nhiều loại máy bay, bao gồm cả những tiêm kích hàng đầu như F-16, F/A-18, F-22 và F-35.
Kể từ khi OBOGS được trang bị cho phi đội F-22 vào năm 2008, đă có hơn 20 vụ phi công gặp triệu chứng thiếu oxy do hệ thống này gặp trục trặc. Một tiêm kích F-22 lao xuống đất khi bay huấn luyện vào tháng 11/2010 khiến phi công thiệt mạng, nguyên nhân được xác định là hệ thống OBOGS bị hỏng và làm phi công bất tỉnh do thiếu oxy.
"T́nh trạng thiếu oxy huyết (hypoxia) sẽ gây đổ mồ hôi, đau đầu và choáng váng. Người gặp t́nh trạng này sẽ dần mất thị lực và khả năng đưa ra quyết định, trước khi bất tỉnh hoàn toàn", cây bút Tetsuro Kosaka của Nikkei cho biết.
Hệ thống OBOGS cùng hai b́nh oxy khẩn cấp (xanh) trang bị cho tiêm kích Mỹ. Ảnh: Cobham.
Sau vụ tai nạn, không quân Mỹ ra lệnh cấm phi công F-22 bay cao trên 7.600 m. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu oxy vẫn xảy ra, buộc Lầu Năm Góc ngừng bay toàn bộ lực lượng F-22 cho tới khi giải quyết được vấn đề với OBOGS. Các tiêm kích F-22 cũng chỉ được bay gần sân bay để bảo đảm phi công có thể nhanh chóng hạ cánh khi OBOGS gặp lỗi.
Vấn đề thiếu oxy huyết cũng đe dọa phi công trên tất cả phiên bản tiêm kích F/A-18, bao gồm F/A-18A/B/C/D Hornet, F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler. Số sự cố liên quan tới thiếu oxy huyết và giảm áp buồng lái đột ngột ngày càng gia tăng trong lực lượng F/A-18 từ giữa năm 2010.
Một nhóm điều tra hải quân phát hiện 114 sự cố do hệ thống kiểm soát môi trường buồng lái bị hư hỏng, 91 vụ do lỗi phi công và 50 vụ hỏng hóc hệ thống OBOGS. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc chưa t́m ra nguyên nhân, buộc quân đội Mỹ liên tục áp dụng nhiều biện pháp ứng phó đề pḥng OBOGS gặp sự cố.
Truyền thông Nhật cho biết phi công đă thông báo "đ́nh chỉ bài tập" không lâu trước khi chiếc F-35A biến mất khỏi màn h́nh radar hôm 9/4. "Anh ta dường như đă nhận thấy có vấn đề và nó xấu đi rất nhanh chóng. Điều này phù hợp với những đặc điểm của chứng thiếu oxy huyết do OBOGS gây ra", Kosaka nói.
Lực lượng pḥng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đă cấm bay với toàn bộ phi đội F-35A sau tai nạn. "Nguyên nhân sự cố không thể xác định cho tới khi t́m được xác máy bay, nhưng Nhật Bản không thể bỏ qua giả thuyết OBOGS bị hỏng, nhất là với hàng loạt vấn đề với máy bay Mỹ trong những năm gần đây", Kosaka nhận xét.
Phi công Mỹ sử dụng hệ thống OBOGS khi điều khiển tiêm kích. Ảnh: USAF.
JASDF không thể loại bỏ OBOGS và sử dụng hệ thống oxy lỏng như tiêm kích hạng nặng F-15, do điều này sẽ vi phạm thỏa thuận hợp đồng với Mỹ.
Có nhiều nghi ngại về việc ḍng F-22 và F-35 có thể bị tin tặc tấn công, nhất là trong các đợt cập nhật phần mềm, dẫn tới sự cố bất thường trong khi hoạt động. Quân đội Mỹ dường như cũng xem xét mối đe dọa này bên cạnh giả thuyết OBOGS trục trặc trong vụ rơi chiếc F-35A Nhật.
"Các chiến đấu cơ hiện đại như F-35 chứa đầy thiết bị điện tử tinh vi được điều khiển bởi nhiều phần mềm khác nhau. Chỉ cần một phần mềm trong số đó bị tin tắc tấn công cũng đủ để đe dọa sự an toàn của máy bay và tính mạng người điều khiển", Kosaka nhận xét.
VietBF © sưu tầm