Đúng là như vậy. Sức mạnh của Nga ở Trung Đông như “diều gặp gió” nhờ Mỹ cắt giảm lượng dầu xuất khẩu của Iran. Nga được hưởng lợi lớn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thành công trong việc cắt giảm lượng dầu mỏ xuất khẩu của Iran.
Theo Business Standard, việc nền kinh tế Iran bị cản trở phát triển sẽ góp phần làm tăng nỗ lực của Điện Kremlin trong việc kiềm chế ảnh hưởng của Iran ở Syria, phát huy những nỗ lực của Tổng thống Nga Putin trong việc tạo dựng sức mạnh nước Nga ở Trung Đông.
Tehran và Moscow từng một thời là cộng sự của nhau trong khu vực nhưng hai phía đều tự nhận thấy những mâu thuẫn gia tăng qua 8 năm nội chiến ở Syria.
Những tháng gần đây, hai nhà môi giới trung gian chính ở Syria này đă cùng rơi vào những vụ đụng độ, giữa lực lượng Nga và Iran, theo truyền thông Nga. Mối quan hệ giữa hai nước cũng trở nên căng thẳng, nguồn tin thân cận với chính phủ Nga khẳng định.
Tổng thống Nga Putin
Ngược lại, Iran sẽ trở nên dễ dàng hơn sau khi Tổng thống Trump tháo bỏ rào cản cho phép Tehran bán dầu cho các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, Yury Barmin, một chuyên gia về Trung Đông ở tổ chức nghiên cứu chính sách Nga cho hay.
Kể từ khi ông Trump tái áp đặt lệnh trừng phạt Iran vào năm ngoái, Iran bị ảnh hưởng lớn từ việc thiếu t́nh đoàn kết giữa các đối tác từng một thời thân thiết. Trong một b́nh luận gần đây, trang tin Tabnak phàn nàn rằng Moscow đă không có bất cứ “quyết định quan trọng” nào đứng về phía Tehran.
Việc Iran bị loại khỏi thị trường dầu mỏ quốc tế cũng mang lại ích lợi về mặt tài chính cho Nga, ông Dmitry Marincheko, giám đốc dầu mỏ và khí đốt ở Fitch Ratings nhận định. Ước tính Nga sẽ kiếm thêm 6 tỉ USD mỗi năm.
Khi mối quan hệ với Iran trở nên không mấy êm thấm, Nga tập trung hợp tác với các đối thủ của Iran là Saudi Arabia, kư thỏa thuận hợp tác với OPEC nhằm giới hạn việc sản xuất dầu. Điều này góp phần đưa đến thành công trong việc ổn định giá.
Các nhóm binh lính Nga đang t́m cách đẩy lực lượng người Shiite được Iran hậu thuẫn, lực lượng Hezbollah ra khỏi Syria và nhiều vụ đụng độ giữa binh lính Nga với binh lính Iran cũng xảy ra. Chỉ tính riêng trong tháng 4, có tới 3 vụ đụng độ có vũ trang xảy ra.
Khác nhau về mục tiêu
“Dù cả Nga và Iran đều cùng quan tâm đến việc đảm bảo Tổng thống Syria duy tŕ quyền lực nhưng hai nước có những mục tiêu chiến lược và ưu tiên khác nhau”, ông Kozhanov cho biết.
Iran xem Syria là mặt trận chủ chốt trong cuộc chiến nhằm mang lại vai tṛ nổi bật trong khu vực của ḿnh đồng thời đe dọa Israel. Tuy nhiên, chính mục tiêu này lại va chạm với chủ trương của Nga trong việc dùng những hoạt động ở Syria để tiến tới hoài băo gây dựng h́nh ảnh nổi bật toàn cầu của ông Putin nhưng đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các đối tác chính trong khu vực gồm Israel, ông Kozhanov cho biết. Nga cũng cho phép Israel không kích vào các mục tiêu do người Iran hậu thuẫn ở Syria.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hồi tháng Một phủ nhận rằng Iran là một đồng minh của Nga và tuyên bố Nga cam kết đảm bảo “an ninh của Israel”.
Về kinh tế, Nga và Iran là những đối thủ cạnh tranh ở Syria, một nhóm nghiên cứu ở London Chatham House cho biết hồi tháng 3.
Khi mà cả hai nước tiếp tục hợp tác nhằm tái thiết Syria thời hậu chiến tranh, hẳn c̣n nhiều lo ngại về những căng thẳng có thể bùng phát ngoài tầm kiểm soát.