Những lao động Triều Tiên ở Nga có tương lai bấp bênh. Số lao động đang sụt giảm nhanh chóng. Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc ảnh hưởng không hề nhẹ tới họ.
Bên trong nhà hàng Triều Tiên Koryo ở thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: BBC.
Nga hiện là nơi sinh sống của hàng ngh́n công nhân nhập cư Triều Tiên, những người đang phải đối mặt với "tối hậu thư" phải về nước trước cuối năm nay theo lệnh trừng phạt được Liên Hợp Quốc đưa ra vào năm 2017.
Cả công nhân Triều Tiên và các công ty thuê họ đều đang chú ư theo dơi diễn biến của hội nghị thượng đỉnh giữa lănh đạo Kim Jong-un với Tổng thống Nga Valdimir Putin để xem liệu những tiến bộ về ngoại giao có thể giúp họ ở lại hay không.
Koryo là nhà hàng Triều Tiên bên trong một trung tâm thương mại cách thủ đô Moskva, Nga, không xa. Chủ và nhân viên nhà hàng đều là người Triều Tiên.
Trong lúc cuộc gặp thượng đỉnh Kim - Putin diễn ra ở Vladivostok, nhà hàng Koryo khá bận rộn. Các bàn ăn được đẩy sát lại với nhau, dường như để đón tiếp những nhóm khách lớn.
"Hôm nay là ngày lễ ở Triều Tiên à", phóng viên BBC hỏi người bồi bàn. "Không", cô gái đáp bằng tiếng Nga. "Hôm nay chỉ là một ngày b́nh thường".
Các nhân viên tại Koryo chỉ là số ít trong 8.000 lao động nhập cư Triều Tiên đang ở Nga, theo thống kê được Bộ Ngoại giao Nga xác nhận. Con số này đă giảm đáng kể so với 40.000 người cách đây hai năm. Phần lớn họ buộc phải rời khỏi Nga sau khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cấm các nước thuê lao động Triều Tiên.
Từ khi nghị quyết cấm vận của Liên Hợp Quốc nhằm trừng phạt chương tŕnh hạt nhân, tên lửa của B́nh Nhưỡng có hiệu lực vào tháng 9/2017, chỉ những người Triều Tiên kư hợp đồng lao động trước thời gian trên được phép tới Nga làm việc.
Theo số liệu từ Bộ Lao động Nga, hơn 85% người Triều Tiên tới Nga làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Số c̣n lại tham gia các ngành nghề khác nhau như may mặc, nông nghiệp, khai thác gỗ, ăn uống hay y học cổ truyền.
Với nhiều người dân Triều Tiên, một công việc ở Nga luôn là niềm mơ ước, giáo sư Andrey Lankov, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin, Hàn Quốc, nhận xét. Tuy nhiên, điều kiện lao động của những người nhập cư Triều Tiên tại Nga không phải là lư tưởng.
Năm 2015, các quan chức nhập cư ở Nakhodka, vùng Viễn Đông, Nga, phát hiện ba kỹ sư nông nghiệp có tŕnh độ cao của Triều Tiên phải làm công việc dọn tuyết trên đường. Một công ty liên danh giữa Nga và Triều Tiên thuê họ khẳng định đó là lần đầu tiên và duy nhất ba người này làm công việc không phù hợp với chuyên môn. Tuy nhiên, nhà chức trách Nga không bị thuyết phục và quyết định trục xuất ba kỹ sư này về nước.
Theo Bộ Lao động Nga, người nhập cư Triều Tiên được trả khoảng 415 USD/tháng, thấp hơn 40% so với mức lương trung b́nh ở Nga. Dù vậy, số tiền họ kiếm được vẫn nhiều hơn đáng kể so với thu nhập họ ở quê nhà, theo giáo sư Lankov.
Các công ty Nga muốn thuê người Triều Tiên làm việc cần nộp đơn lên Bộ Lao động để xin cấp "hạn ngạch" sử dụng lao động nước ngoài với chi phí khoảng 200 USD mỗi người.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến ga xe lửa ở khu vực Khasan, vùng Viễn Đông Nga, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Không ít người Triều Tiên đang sống tại vùng Viễn Đông, nơi lănh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Putin gặp mặt. Trong bối cảnh dân số địa phương sụt giảm, vùng Viễn Đông đang đối mặt với thách thức thiếu hụt lao động. Lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với lao động Triều Tiên ở Nga càng khiến t́nh h́nh thêm trầm trọng. Năm ngoái, chỉ có 900 lao động Triều Tiên được cấp phép làm việc ở đây, giảm đáng kể so với những năm trước đó.
Thống kê của Bộ Lao động Nga năm 2018 cho thấy người Triều Tiên đang có mặt trên khắp nước Nga nhưng 40% tập trung ở Moskva và St. Petersburg. Những đơn vị thuê nhân công Triều Tiên lớn nhất tại Nga là các công ty do Triều Tiên sở hữu, trong đó hơn một nửa số công ty có liên quan tới lĩnh vực xây dựng, như Enisei, nhà thầu xây nhà tù mới cho thành phố Krasnoyarsk ở Siberia.
Hăng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo đă đăng kư khai thác các chuyến bay từ Vladivostok. Ngoài ra, thành phố vùng Viễn Đông của Nga c̣n có cả chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên.
Đa phần các công ty Triều Tiên ở Nga đều do tư nhân sở hữu. Theo Lankov, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh ở Triều Tiên đang ngày càng được nới lỏng hơn.
"Bộ Ngoại thương Triều Tiên là cơ quan đi đầu nhưng các bộ, ban, ngành khác hay những tổ chức nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp cũng bắt đầu kinh doanh ở nước ngoài", ông cho hay. "Chủ của các công ty tư nhân có thể là một quan chức chính phủ... hay chỉ là một doanh nhân b́nh thường có tiền và mối quan hệ tốt".
Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc là tin xấu đối với các doanh nghiệp Triều Tiên ở Nga. Tại Vladivostok, công ty xây dựng Yav-Stroi từng là một trong những nhà tuyển dụng lao động nhập cư Triều Tiên lớn nhất, với khoảng 400 người có giấy phép hồi năm 2017.
"Chúng tôi không thể hoạt động nếu thiếu các công nhân nhập cư", phát ngôn viên công ty nói.
Tại Moskva, một pḥng khám đông y trước đây thuê 10 bác sĩ Triều Tiên. Năm 2018, hạn mức bị rút xuống chỉ c̣n 4 người.
"Nếu họ phải rời đi, bệnh nhân của chúng tôi, rất nhiều người trong số đó là trẻ em tàn tật, sẽ không được điều trị", quản lư pḥng khám Natalya Zhukova cho biết.
Lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cũng cấm các h́nh thức liên doanh với Triều Tiên nhưng vẫn có ngoại lệ. Chẳng hạn, công ty liên doanh Nga - Triều Tiên Rasonkontrans được miễn trừ đặc biệt v́ có liên quan tới một dự án xây đường sắt và cảng quan trọng ở vùng Viễn Đông.
Thực tế cho thấy giới chức Nga đang t́m cách nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên. Tại một hội nghị hiếm hoi với các đối tác Triều Tiên ở Moskva hồi tháng 4 năm ngoái, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố hai bên đă thảo luận cách thức thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khi vẫn tuân thủ nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tại nhà hàng Koryo ở Moskva, các nhân viên tỏ ra lưỡng lự khi đề cập tới tương lai của họ tại Nga. Nhưng những thực khách muốn thưởng thức hương vị Triều Tiên nên nhanh chóng nắm lấy cơ hội khi c̣n có thể.
Vị trí của thành phố Vladivostok