Sri Lanka phải hứng chịu loạt bom khủng bố cũng có lư do. T́nh báo Sri Lanka không kịp thời trấn áp NTJ dù nhận được cảnh báo, cũng không lường được mối liên hệ của nhóm này với IS.
Zahran Hashim trong video được đăng lên mạng năm 2017. Ảnh chụp màn h́nh.
Cách đây ba năm, giáo sĩ Hồi giáo Zahran Hashim bắt đầu đăng lên YouTube các video kêu gọi "diệt trừ" người không theo đạo Hồi. Hashim được xác định là kẻ chủ mưu sau loạt vụ đánh bom khủng bố kinh hoàng ở Sri Lanka trong ngày lễ Phục sinh 21/4 khiến hơn 300 người chết, là kẻ mà các cơ quan an ninh, t́nh báo nước này đă bỏ lọt dù họ đă nhận được nhiều cảnh báo.
Từ năm 2017, các lănh đạo Hồi giáo ôn ḥa ở Sri Lanka đă bắt đầu báo động với nhà chức trách về Hashim và nhóm National Thowheeth Jamaath (NTJ) do y mới lập ra, nhưng những ǵ họ nhận được chỉ là sự dửng dưng của cơ quan t́nh báo và an ninh. Nhà chức trách không có bất cứ động thái rơ ràng nào với Hashim và nhóm cực đoan của y sau đó.
"Một số sĩ quan t́nh báo đă được xem ảnh của Hashim, nhưng họ không hành động", N.M. Ameen, chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Sri Lanka, cho biết. Hilmy Ahamed, cấp phó của ông này, cho hay họ lo lắng bởi các video tuyên truyền của Ashim trên mạng lúc đó "về cơ bản là một chiến dịch thù ghét chống lại người không theo đạo Hồi".
"Đích thân tôi đă trao toàn bộ tài liệu chứa đựng tên tuổi và thông tin chi tiết của các thành viên trong nhóm này với các sĩ quan t́nh báo quân đội cách đây ba năm. Họ đă nắm trong tay mọi thứ, nhưng lại không ngăn được thảm kịch xảy ra", Ahamed nói.
Từ ngày 4/4, một số cơ quan t́nh báo nước ngoài, trong đó có Ấn Độ, đă bắt đầu gửi cảnh báo tới t́nh báo Sri Lanka về âm mưu tiến hành các vụ khủng bố quy mô lớn của nhóm NTJ, nhưng những thông tin đó đă không được Hội đồng An ninh Quốc gia Sri Lanka báo cáo với Tổng thống Maithripala Sirisena do ông đang đi công du nước ngoài, trong khi Thủ tướng Ranil Wickremeinghe cũng không nắm được thông tin từ hội đồng.
Theo các chuyên gia, t́nh báo Sri Lanka lúc đó dường như không tin rằng một nhóm "vô danh tiểu tốt" như NTJ, vốn chưa từng gây ra vụ khủng bố lớn nào, lại có khả năng tiến hành một chiến dịch tấn công quy mô như vậy.
Anne Speckhard, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa cực đoan Bạo lực Quốc tế, cho biết một quan chức t́nh báo Sri Lanka hồi tháng 2 đă gặp bà để tham vấn về "nhóm cực đoan mới đang có một số hoạt động". Bà cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy các cơ quan an ninh Sri Lanka loay hoay không biết cách đối phó thế nào với nhóm phiến quân mới nổi có thể "biến mất" ngay lập tức ngay khi chính phủ t́m cách trấn áp.
Theo Speckhard và nhiều chuyên gia an ninh khác, các cơ quan an ninh Sri Lanka dường như đă coi nhẹ nguy cơ nhóm mới nổi như NTJ liên kết với các tổ chức khủng bố quốc tế khét tiếng như al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. "Loạt vụ đánh bom vừa qua là một h́nh thức tấn công đơn giản nhưng được lên kế hoạch rất tỉ mỉ", bà nói. "Tôi tin chắc rằng kế hoạch chi tiết đó là sản phẩm của việc NTJ liên hệ với những phần tử từ bên ngoài".
Một binh sĩ Sri Lanka trước nhà thờ bị đánh bom ở thủ đô Colombo hôm 21/4. Ảnh: Reuters.
T́nh báo Sri Lanka đă bỏ qua mối liên kết quan trọng này, ngay cả khi Hashim, kẻ tự xưng là Abu Ubaida, đă từng tuyên bố trung thành với IS. Một video được Hashim đăng lên mạng cho thấy h́nh ảnh y mang súng đứng trước lá cờ đen khét tiếng của IS.
Một biên bản an ninh nội bộ hồi đầu tháng được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Harin Fernando tiết lộ hôm qua cho thấy t́nh báo nước này đă được cảnh báo rằng NTJ "đă sẵn sàng tấn công tự sát vào các nhà thờ Công giáo lớn và Cao ủy Ấn Độ" và các thành viên nhóm này đang "kích động thù hận" trong các video trên mạng.
Đến ngày 9/4, Bộ Quốc pḥng Sri Lanka gửi báo cáo t́nh báo tới Tư lệnh Cảnh sát, trong đó nêu rơ tên của nhóm NTJ. Hai ngày sau, Tư lệnh Cảnh sát mới cảnh báo cho các chỉ huy đơn vị an ninh về mối đe dọa này.
Vài tuần trước, cảnh sát Sri Lanka phát hiện 100 kg chất nổ C-4, hàng chục kíp nổ cùng dây cháy chậm được chôn giấu trong một khu vườn ở Puttalam, cách thủ đô Colombo hơn 100 km về phía bắc. Chỉ đến khi các vụ nổ xảy ra hôm 21/4, các cơ quan an ninh, t́nh báo nước này mới bắt tay vào điều tra khả năng kẻ chế tạo những quả bom này là người nước ngoài hoặc được huấn luyện ở nước ngoài, do mức độ phức tạp của các thiết bị nổ.
Các quan chức cấp cao trong lực lượng an ninh, t́nh báo Sri Lanka nhiều khả năng sẽ phải trả giá đắt v́ sự lơ là này. Tổng thống Sirisena hôm qua tuyên bố sẽ tái cấu trúc toàn bộ lực lượng cảnh sát và thay ban lănh đạo lực lượng an ninh trong thời gian tới.
Sau khi chính phủ Sri Lanka tuyên bố NTJ là thủ phạm thực hiện loạt vụ đánh bom mà không đề cập tới các tổ chức khủng bố nước ngoài, IS đă ra tuyên bố nhận trách nhiệm, đồng thời công bố luôn tên tuổi của 7 kẻ tấn công và địa điểm gây tội ác của chúng.
Các chuyên gia an ninh cho rằng cách thức NTJ tiến hành các vụ đánh bom gần như cùng một thời điểm nhắm vào các nhà thờ Công giáo đông đúc người đi lễ và ba khách sạn hạng sang có nhiều người phương Tây lưu trú phù hợp với phương thức tấn công nhắm vào "kẻ thù của Hồi giáo" mà IS vạch ra, đồng thời hé lộ con đường nhóm này xây dựng mạng lưới cơ sở và các phần tử nằm vùng khắp thế giới.
Hiện trường một vụ đánh bom ở Sri Lanka hôm 21/4. Ảnh: AFP.
Sau khi bị đánh bại ở Iraq và Syria, IS không t́m cách xây dựng lại tổ chức từ đống tro tàn mà t́m cách tiếp cận với các tổ chức cực đoan trên thế giới để biến chúng thành cơ sở của ḿnh. Đây là những ǵ đă diễn ra với nhóm Abu Sayaaf cùng các nhóm cực đoan khác ở Philippines, nơi IS tuyên bố hợp nhất các tổ chức vũ trang này thành "tỉnh Đông Á", hay biến các tay súng Shabaab ở Somalia thành "tỉnh Đông Phi", trong khi các nhóm phiến quân ở Afghanistan và Pakistan được IS gọi là "tỉnh Khorasan".
Chiến lược này không chỉ giúp IS mở rộng ảnh hưởng ra khắp toàn cầu, mà c̣n giúp các nhóm cực đoan mới nổi tiếp cận được với nguồn tài chính và chương tŕnh huấn luyện cách thức sử dụng những loại vũ khí khủng bố phức tạp của phiến quân.
Trước khi thề trung thành với IS, NTJ chủ yếu chỉ thực hiện các vụ phá hoại nhà thờ, chưa tiến hành bất cứ vụ khủng bố gây chết người nào. Nhưng loạt vụ đánh bom hôm chủ nhật cho thấy nhóm này đă nhận được sự hỗ trợ đáng kể về huấn luyện và thiết bị từ IS, nhiều khả năng là từ chi nhánh của phiến quân tại Philippines hoặc khu vực gần đó.
Sự chủ quan của các cơ quan an ninh Sri Lanka và mức độ kinh hoàng của loạt vụ đánh bom hôm 21/4 làm các chuyên gia cũng như dư luận quốc tế dấy lên nỗi lo ngại về nguy cơ IS tiếp tục trỗi dậy sau khi bị đánh bại ở Trung Đông và tiếp tục lợi dụng bất ổn ở những vùng đất vừa trải qua nội chiến như quốc gia Nam Á này. "Giờ đây các người không thể ném bom bọn ta, nhưng bọn ta vẫn có thể đánh bom các người", một tài khoản có liên hệ với IS đăng trên mạng xă hội Telegram. "Các người nghĩ rằng việc để mất các thành phố ở Syria sẽ khiến bọn ta từ bỏ hay sao?"