Đó chính là bà Gina Haspel. Khi đó bà là phó Giám đốc CIA, bà này đă thuyết phục, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga liên quan tới vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal.
Mỹ đă trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga và áp thêm trừng phạt vào Moscow sau khi cáo buộc cơ quan t́nh báo Nga có liên quan trong vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok đối với cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái ở thị trấn Salisbury (Anh) hồi tháng 3-2018.
Cảnh sát làm việc bên ngoài nhà riêng của cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal. Ảnh: SPUTNIK
Tờ The New York Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết Giám đốc Cơ quan T́nh báo trung ương Mỹ (CIA) Gina Haspel đóng vai tṛ quan trọng trong việc thuyết phục Tổng thống Trump trục xuất các nhà ngoại giao Nga và đóng cửa các lănh sự quán của Nga ở Bờ Tây sau vụ hạ độc cựu điệp viên Skripal.
Trả lời The New York Times, những người nắm rơ cuộc gặp giữa bà Haspel và Tổng thống Trump hồi tháng 3-2018 liên quan tới vụ đầu độc cha con ông Skripal cho biết nhà lănh đạo Mỹ ban đầu không có ư định nối gót Anh trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga.
Ông Trump bác bỏ tầm quan trọng của vụ đầu độc này, mô tả đây là tṛ chơi gián điệp hợp pháp, tuy ghê tởm nhưng thuộc giới hạn của hoạt động t́nh báo. Tuy nhiên, bà Haspel - khi đó là phó Giám đốc CIA - đă tích cực thuyết phục Tổng thống Trump thay đổi quyết định.
Bà Haspel nói với Tổng thống Trump rằng “phương án mạnh mẽ” sẽ là trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, đồng thời bà Haspel nói rằng ông Skripal và con gái của ông - Yulia không phải là nạn nhân duy nhất.
Giám đốc CIA Gina Haspel. Ảnh: NBC NEWS
Để chứng minh điều này, bà Haspel đă cho Tổng thống Mỹ xem những bức ảnh được chính phủ Anh cung cấp về những đứa trẻ được cho đă bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok cũng như những con chim đă chết.
Sau đó ông Trump đồng ư ra quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa các lănh sự quán của Nga ở các thành phố San Francisco và Seattle.
Mỹ tiếp theo nối gót Anh và Liên minh châu Âu (EU) tung ra nhiều ṿng trừng phạt Nga v́ vụ đầu độc này. Gói trừng phạt đầu tiên áp vào Nga có hiệu lực vào tháng 8-2018 và gói trừng phạt bổ sung được thông báo vào cuối tháng 12-2018.
Tháng trước, hăng tin Bloomberg cho hay một gói trừng phạt khác Mỹ nhắm vào Nga đang chờ phê chuẩn từ Nhà Trắng.
Ngày 4-3-2018, cựu điệp viên hai mang người Nga Skripal và con gái Yulia được phát hiện nguy kịch tại một trung tâm mua sắm ở thị trấn Salisbury, miền Nam nước Anh. London cáo buộc Moscow đầu độc cha con ông Skripal bằng chất độc thần kinh ở cấp độ quân sự Novichok, loại chất độc được Liên Xô phát triển trong thập niên 70-80.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng tháng 1-2018. Ảnh: AP
Nga cực lực bác bỏ cáo buộc trên, nhấn mạnh Nga đă bị từ chối được tham gia điều tra vụ đầu độc và không thể nói chuyện với cha con ông Sergei. Vụ việc này đă gây ra lùm xùm ngoại giao gay gắt giữa Nga với Anh và phương Tây.
Chỉ hơn một tuần sau khi xảy ra vụ tấn công, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và đóng băng tất cả các liên lạc song phương cấp cao. Sau đó, các đồng minh của Anh cũng nối gót Anh, dẫn tới việc trục xuất tổng cộng 150 nhà ngoại giao Nga.
Nga sau đó đáp trả “ăn miếng trả miếng”, yêu cầu hàng chục nhà ngoại giao Anh, Mỹ và châu Âu rời khỏi Nga.
Giới chức Anh cho hay ông Sergei và cô Yulia đă hồi phục và đang lưu trú tại một địa điểm bí mật. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Nga ở Anh nói rằng họ vẫn chưa thấy cha con ông Skripal xuất hiện kể từ mùa xuân năm ngoái và vẫn chưa rơ t́nh h́nh thực sự của họ bây giờ như thế nào.