Nói đến nhà văn Victor Hugo người ta nghĩ ngay đến tác phẩm nổi tiếng của ông "Nhà thờ Đức Bà Paris". Ngược lại nói đến Nhà thờ Đức Bà Paris người ta cũng nhứ ngay đến nhà văn này. Những miêu tả của đại văn hào Pháp Victor Hugo trong tác phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris" được viết năm 1831 có những nét trùng hợp ḱ lạ với vụ cháy mới diễn ra vào tối 15/4.
"Nhà thờ Đức Bà Paris" là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học thế giới. Ra đời vào năm 1831, tác phẩm khắc họa t́nh yêu của Quasimodo - một kẻ rung chuông nhà thờ có h́nh hài quái dị dành cho cô gái xinh đẹp Esmeralda, qua đó tác giả ca ngợi vẻ đẹp của t́nh yêu và lên án sự tàn nhẫn của xă hội phong kiến thần quyền.
Nhà văn Victor Hugo
Cùng với câu chuyện t́nh lăng mạn và bi tráng, tác giả dành nhiều trang để miêu tả nét kiến trúc Gothic đỉnh cao của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Đáng chú ư, trong tiểu thuyết, Victor Hugo từng mô tả vụ cháy nhà thờ Đức Bà hiện như những ǵ vừa diễn ra:
"Hàng trăm con mắt đều hướng lên phía trên nhà thờ. Cái chúng trông thấy thật kỳ lạ. Trên đỉnh tháp cao nhất, một ngọn lửa lớn bốc cao giữa hai gác chuông. Những tia lửa cuộn xoáy. Một ngọn lửa lớn lộn xộn, giận dữ, gió cuốn lên từng mảng trong màn khói mù mịt.
H́nh ảnh nhà thờ Đức Bà Paris trong vụ cháy.
Phía dưới ngọn lửa ấy, hai máng nước như hai miệng quỷ phun ra không ngừng trận mưa bỏng dẫy..Một sự câm lặng kinh hoàng giữa đám ăn mày. Chỉ nghe tiếng kêu báo động của những phụ tá linh mục bị nhốt trong tu viện....
Quảng trường bập bùng hàng ngh́n bó đuốc như sao. Cảnh tượng hỗn độn này, trước khi bị vùi trong bóng tối, bỗng bừng lên như cháy trong ánh lửa. Sân nhà thờ rực lên, rọi ánh sáng lên trời".
Victor Hugo sinh ngày 26/2/1802 tại Besancon- mất ngày 22/5/1885 tại Paris. Ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lăng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông đồng thời cũng là một nhà chính trị một tri thức tiêu biểu của thế kỉ 19.
Tác phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris" ra đời chính từ mong muốn của tác giả - đó là viết một cuốn tiểu thuyết về biểu tượng lịch sử của nước Pháp. Ông đă nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris và nuôi trong ḿnh ư tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Tác phẩm đă thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lư, qua cách mô tả một định mệnh đă dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến cái chết.