Có nhiều câu chuyện về người Việt sang nước ngoài làm nghề giúp việc mà chúng ta gọi là OSIN. Có không ít chuyện đẫm nước mặt. Nhưng đây th́ ngược lại, chị được gia đ́nh chủ yêu quư, 5 năm không muốn về nước.
Ngày c̣n ở nhà, chị Hà ngày ăn 3 bữa cơm. Đi xuất khẩu lao động, 3 giờ chiều chị mới được ăn bữa trưa, bụng lúc nào cũng kêu ‘xèo xèo’.
Căn nhà khang trang chị Hà xây lên sau khi đi xuất khẩu lao động về. Ảnh: Nguyễn Thảo
3 giờ chiều mới được ăn trưa
8 năm đi xuất khẩu lao động th́ 3 năm chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1971, trú ở xă Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) làm giúp việc cho một gia đ́nh ở Đài Loan. 5 năm sau chị sống cùng một gia đ́nh ở Cộng hoà Síp.
Khó khăn đầu tiên chị vấp phải là ngôn ngữ bất đồng. Dù trước mỗi chuyến đi, chị đều phải học tiếng nhưng v́ thời gian ngắn ngủi nên khi sang, chị vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp.
Chị Hà tự hào kể ḿnh là người rất chăm chỉ và tinh ư nên nhiều khi không hiểu chính xác chủ nhà nói ǵ nhưng đều đoán được ư dựa vào bối cảnh và thái độ của chủ. ‘Cả 2 nhà chủ đều khen tôi thông minh, nhanh nhẹn. Hôm trước chưa biết, hôm sau đă học được ngay’.
‘Kể cả nấu ăn, ban đầu tôi phải nh́n chủ nhà làm để học theo, nhưng về sau tôi nấu c̣n ngon hơn cả chủ. Đến tận bây giờ, sau 8 năm về nước rồi, tôi vẫn c̣n liên lạc với gia đ́nh ở Síp, bà chủ thỉnh thoảng vẫn rủ tôi sang nấu ăn cho bà’.
Chị Hà ngày trẻ chụp cùng bà chủ ở Síp. Ảnh: NVCC
Khi sang Síp, chị Hà là người giúp việc thứ 6 của gia đ́nh này. 5 người kia không ở được, bỏ đi hết. Chị nói, bí quyết của chị là chăm chỉ và tinh ư.
‘Chỉ nói đơn giản như việc lau dọn, quét nhà, những chỗ mà ḿnh tưởng là người ta không để ư nhất th́ chủ nhà sẽ kiểm tra. Chỉ cần quệt tay xuống gầm bàn thấy vẫn c̣n bụi là chủ gọi ḿnh ra ngay’.
‘Ngoài ra, v́ bất đồng ngôn ngữ nên ḿnh phải chú ư xem người ta làm những việc này, việc kia như thế nào. Đến lần thứ 2, không cần chủ nói là ḿnh đă biết phải làm ǵ’ - chị Hà nói.
Ngoài ngôn ngữ, chuyện ăn uống khác biệt cũng khiến không ít lao động nước ngoài khổ sở.
Ở Đài Loan, chị c̣n được ăn cơm, văn hoá có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. C̣n thời gian đầu ở đảo Síp, bụng chị thường xuyên ‘kêu xèo xèo’.
‘Họ ăn 3 bữa, nhưng bữa sáng và bữa tối chỉ ăn miếng bánh mỳ nướng, uống sữa. Con cái chủ nhà đi làm từ 8 giờ sáng, thông trưa đến 2 giờ chiều mới về. 3 giờ chiều họ mới ăn bữa thứ 2, cũng là bữa chính. Ở nhà, ḿnh làm ruộng, có khi 10-11 giờ đă được ăn cơm trưa rồi’, chị Hà nhớ lại.
Năm đầu tiên, chị phải ăn theo chủ nhà. Đến năm thứ 2, chị đề nghị được ăn cơm, bà chủ đồng ư ngay. Thế là từ đó mỗi lần đi chợ cùng bà chủ, chị lại nhặt thêm một túi gạo. Sau quen dần với đồ ăn mới, chị cũng chỉ ăn cơm tuần 2 bữa.
‘Tôi sang Síp vào đúng mùa khô, thời tiết nắng nóng. Ngày đầu tiên từ sân bay về nhà, toàn thấy đồng không mông quạnh, không thấy bóng dáng sự sống, tôi đă nghĩ bụng ‘thế này th́ chết’’.
Nhưng rồi sống quen, ở 1 năm rồi lại thêm 1 năm nữa, cứ thế chị ở Síp đến tận 5 năm.
Chị Hà nhớ lại những kỷ niệm vui buồn trong 8 năm đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Nguyễn Thảo
Chị kể, đảo Síp tuy thời tiết khắc nghiệt, mùa hè th́ nắng rát, mùa đông tuyết rơi, mưa đá dày đến vài chục phân nhưng đời sống kinh tế, xă hội cũng rất văn minh, hiện đại.
‘Tôi thích nhất đường sá ở bên đấy rất sạch sẽ, gọn gàng. Nhà nào cũng có băi cỏ, vườn cây. Mỗi nhà chỉ có một chiếc cổng nhỏ nhỏ, xinh xinh, chứ không cao tường kín cổng như Việt Nam. Thậm chí khi chưa có nhiều lao động nước ngoài sang đây, đi ra ngoài không phải đóng cửa, quanh năm không có trộm cắp ǵ’, chị Hà cho biết.
Có một điều ở đảo Síp rất lạ lẫm với chị, đó là máy móc, đồ điện tử dùng hỏng là vứt đi, không bao giờ sửa chữa. ‘Điện thoại, ti vi hỏng là vứt đi mua cái mới. Những thứ ấy vứt đầy băi rác, thậm chí đi vứt c̣n phải giấu giấu diếm diếm. Mới sang, tôi nghĩ bụng, ở đây mà thu mua sắt vụn th́ chỉ cần nhặt những thứ ấy đem bán cũng giàu to’.
Chị chia sẻ, sống ở gia đ́nh đảo Síp, chị rất thoải mái về mặt tinh thần, không như ở Đài Loan. ‘Ở Đài Loan, v́ gặp phải gia đ́nh kỹ tính nên chủ ngồi trên, osin phải ngồi dưới. Đi cùng chủ tôi cũng không bao giờ được đi trước hoặc ngang hàng, mà phải đi sau. Khi mới sang Síp, tôi ngồi dưới đất, bà chủ gọi lên ghế ngồi. Họ đối xử với ḿnh rất b́nh đẳng, thậm chí nhiều khi c̣n phụ thuộc vào ư kiến của tôi'.
Khi sang Síp, ngoài số tiền công chị nhận được hàng tháng, bà chủ c̣n tạo điều kiện cho chị đi làm ở gia đ́nh nhà con trai. Những lúc chị làm thêm ở đây đều được trả công thêm, thậm chí bà chủ c̣n làm giúp chị một số việc ở nhà để chị có thời gian sang bên kia làm.
Cứ 8 giờ tối chưa thấy chị về là bà gọi cho con trai, bắt cho chị về bằng được, không cho làm quá nhiều.
Chị Hà cho rằng ḿnh may mắn khi làm việc ở gia đ́nh này. Chị biết những lao động khác như chị phải làm việc vất vả hơn, thậm chí làm thêm ở nhà con cái chủ nhà c̣n không được trả thêm tiền công.
Suốt 5 năm ở đảo Síp, chị không những được gia đ́nh chủ nhà yêu quư mà hàng xóm cũng rất có cảm t́nh với chị.
‘Năm tôi sang đảo Síp chỉ có khoảng chục người Việt Nam. Một năm sau mới có 1 người đàn ông Việt Nam sang. Lúc gặp nhau ở sân chơi, 9 chị em tranh nhau ôm v́ cả năm không được gặp người đàn ông nào. Chỉ 2 năm sau, người này giới thiệu người kia, người Việt Nam sang đông chưa từng thấy’, chị Hà cười nhớ lại.
Chị nói, lẽ ra ngày ấy chị chưa muốn về, nhưng v́ chồng ốm, gia đ́nh gọi về gấp, chị phải về. Về rồi, lại không muốn đi nữa.
Bây giờ, trong khoảng sân nhỏ nhà chị trưng đầy chậu hoa, cây cảnh đủ màu sắc. Chị bảo, sở thích trồng hoa là do học được từ nếp sống ở đảo Síp mang về.