Tổng thống Ecuador cáo buộc Assange lợi dụng ĐSQ làm 'trung tâm gián điệp'. Nước này cũng đổ thêm dầu vào lửa vụ bắt giữ ông chủ WikiLeaks. Nhà chức trách Anh được tổng thống Ecuadỏ cho phép bắt giữ Assenge tại trụ sở ĐSQ ở London.
Biện minh cho quyết định dỡ bỏ t́nh trạng tị nạn ngoại giao của ông Julian Assange, Tổng thống Ecuador Moreno tuyên bố người sáng lập WikiLeaks đă sử dụng cơ sở của Đại sứ quán như một "trung tâm gián điệp".
"Chúng tôi không thể cho phép ngôi nhà của chúng tôi, ngôi nhà luôn mở rộng cửa, trở thành một trung tâm gián điệp", ông Moreno nói trong một cuộc phỏng vấn.
"Thật không may là với sự cho phép của chính phủ tiền nhiệm, các cơ sở bên trong Đại sứ quán đă được sử dụng để can thiệp vào t́nh h́nh nội bộ các quốc gia khác", Tổng thống Ecuador nhấn mạnh.
Trước đó, trang WikiLeaks đă tiết lộ những thông tin về các phi vụ làm ăn của anh trai Tổng thống Moreno, người đă thành lập một công ty nước ngoài. Những bức ảnh riêng tư của ông Moreno và gia đ́nh cũng được cho là đă bị ṛ rỉ trên mạng, theo The Guardian.
Tổng thống Moreno cũng cáo buộc ông Assange đă có những sai phạm khi sinh hoạt bên trong Đại sứ quán Ecuador ở London.
"Ông ấy giữ vệ sinh không đúng cách liên tục trong suốt thời gian qua, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ấy và ảnh hưởng đến không khí bên trong cơ quan ngoại giao. Ngoài ra, Assange cũng có vấn đề về sức khỏe cần được giải quyết", Tổng thống Moreno nói.
"Thái độ của Assange hoàn toàn đáng trách và đáng phẫn nộ sau khi được nhà nước Ecuador bảo hộ trong gần 7 năm qua. Ông ta đă ngược đăi các quan chức của chúng tôi, lợi dụng sự kiên nhẫn của người dân Ecuador. Assange tạo một chiến dịch chống lại Ecuador và mối đe dọa pháp lư chống lại những người đă giúp đỡ ông ta", ông Moreno nói thêm.
Tổng thống Ecuador cũng phủ nhận tất cả các cáo buộc rằng nước này âm mưu với Mỹ để trục xuất Assange ra khỏi Đại sứ quán để đổi lấy việc được giảm nợ.
"Sẽ là ngụy biện khi cáo buộc (Ecuador) đổi Assange để gỡ nợ. Tuyên bố này được tạo ra và phổ biến bởi các nhóm liên quan đến chính quyền tiền nhiệm, vốn đă không t́m kiếm một giải pháp cho vấn đề Assange ngoài việc giữ ông ta trong đại sứ quán của ḿnh. Việc rút đơn xin tị nạn của Assange tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế. Đó là một quyết định có chủ quyền. Chúng tôi không đưa ra quyết định dựa trên áp lực từ bất kỳ quốc gia nào", Tổng thống Moreno khẳng định.
Các luật sư của Assange đă bác bỏ các cáo buộc của ông Moreno, ngoài ra cựu Tổng thống Ecuador Rafael Correa, người đă cho Assange tị nạn ngoại giao vào năm 2012, tuyên bố quyết định trục xuất Assange là "tội ác nhân loại không thể nào quê" và mô tả Tổng thống Moreno là "kẻ phản bội lớn nhất trong lịch sử Ecuador và Mỹ Latinh".
Vào năm 2012, tờ Daily Mail đă mô tả về điều kiện sống của Assange bên trong Đại sứ quán Ecuador.
"Một căn pḥng chỉ đủ chỗ kê một tấm đệm, một cái kệ ọp ẹp và một chiếc bàn tṛn nhỏ với ghế giả da", trích bài báo của Daily Mail.
Assange cũng mắc triệu chứng về phổi măn tính do không được ra ngoài thường xuyên. Năm 2018, Ecuador đă cắt quyền truy cập Internet của ông Assange, sau đó được khôi phục 6 tháng sau đó theo sự can thiệp của Liên Hợp Quốc.
"Điều tích cực là nhờ sự can thiệp của Liên Hợp Quốc, Ecuador đă chấm dứt một phần sự cô lập của ông Assange, mặc dù điều đáng lo ngại là quyền tự do bày tỏ ư kiến của ông vẫn c̣n hạn chế", ông Kristinn Hrafnsson, -Tổng biên tập WikiLeaks b́nh luận vào thời điểm đó.
"Liên Hợp Quốc đă tuyên bố ông Assange là nạn nhân của việc giam giữ tùy tiện. T́nh trạng không thể chấp nhận này phải chấm dứt. Chính phủ Anh phải tuân theo phán quyết của Liên Hợp Quốc và đảm bảo rằng ông có thể rời Đại sứ quán Ecuador mà không bị đe dọa dẫn độ sang Mỹ", bà Hrafnsson nói thêm.