Sau chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Mỹ chuẩn bị chiến tranh với hai đối thượng mới. Đó là Nhật và Ấn Độ. Đă nói là ông Trump không để thế giới yên ngày nào mà.
Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer dự kiến bắt đầu ṿng đàm phán thương mại tại thủ đô Washington trong 2 ngày 15 và 16-4. Trong ṿng đàm phán đầu tiên này, theo báo The Japan Times, hai bên nhiều khả năng chỉ trao đổi về những lĩnh vực muốn thay đổi, thay v́ đi vào chi tiết cụ thể.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến thăm Nhật Bản từ ngày 26 đến 28-5 để hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Ông Takahide Kiuchi, từ Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), nhận định Tokyo muốn tổ chức ṿng đàm phán giữa ông Motegi và ông Lighthizer trước để tránh nguy cơ hai nhà lănh đạo Mỹ - Nhật tranh căi trực tiếp về vấn đề thương mại khi hội đàm. Ông chủ Nhà Trắng từng phàn nàn Nhật Bản được hưởng lợi rất nhiều từ điều mà ông gọi là "các thỏa thuận thương mại thiếu công bằng".
Có những dấu hiệu cho thấy tiến tŕnh đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sẽ không diễn ra dễ dàng. Trong ṿng đầu tiên, theo ông Kiuchi, Tokyo nhiều khả năng giới hạn phạm vi đàm phán ở vấn đề giao thương hàng hóa c̣n Washington sẽ t́m cách nới rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ. Chuyên gia này cho biết thêm Mỹ c̣n đang đ̣i dỡ bỏ cái gọi là "các rào cản phi thuế quan" ở Nhật Bản.
Chưa hết, giới chức thương mại Mỹ c̣n đang chịu nhiều sức ép từ các nhóm vận động hành lang trong việc có lập trường cứng rắn với Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue gần đây cho biết đang t́m kiếm thỏa thuận cắt giảm thuế đánh vào nông sản nhập khẩu Nhật Bản. Tuy nhiên, Washington nhiều khả năng vấp phải phản đối của Tokyo về vấn đề này.
Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi (phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong cuộc gặp hồi tháng 8-2018 tại thủ đô Washington. Ảnh: KYODO
Trước thềm ṿng đàm phán thương mại nói trên, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đến Bắc Kinh vào ngày 14-4 để tham dự cuộc họp kinh tế cấp cao với người đồng cấp Vương Nghị. Một quan chức ngoại giao giấu tên khẳng định cuộc gặp này diễn ra vào thời điểm có lợi cho Nhật Bản. Trước đây, Tokyo từng nhiều lần bất thành trong việc kêu gọi Bắc Kinh gỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm thực phẩm nhập khẩu từ 10 quận của Nhật Bản mà họ công bố theo sau thảm họa hạt nhân Fukushima vào năm 2011.
Tuy nhiên, Nhật Bản có thể sớm đạt được mong muốn này bởi các cuộc đàm phán thương mại kéo dài với Mỹ đă khiến Trung Quốc gặp nhiều sức ép hơn trong việc nhượng bộ về vấn đề tiếp cận thị trường. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu và Nhật Bản để đa dạng hóa thị trường, nhất là khi quan hệ của họ và Washington đang căng thẳng.
Ngoài Nhật Bản và Trung Quốc, chính quyền ông Trump có thể c̣n phải đau đầu khi xử lư quan hệ thương mại với Ấn Độ sau khi có kế hoạch loại quốc gia Nam Á này khỏi danh sách những nước được hưởng Chế độ Ưu đăi thuế quan phổ cập (GSP). Trong lá thư tŕnh lên Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ hôm 12-4, hai thượng nghị sĩ Mỹ John Cornyn và Mark Warner cảnh báo một động thái như thế sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ trở nên "đắt đỏ hơn", gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng Mỹ. Chưa hết, New Delhi có thể áp đặt thuế trả đũa nếu Washington vẫn quyết định tiến hành bước đi trên.