Nếu nước tiểu của bạn có những dấu hiệu này thì hãy coi chừng. Có thể cơ thể bạn đang gặp rắc rối lớn. Bạn nên thận trọng và tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
1. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc bao gồm cả thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến máu trong nước tiểu. Các bác sĩ kê toa thuốc làm loãng máu nên bạn bị bệnh tim hoặc mạch máu, hoặc nếu lưu lượng máu đến não kém. Chất làm loãng máu giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ chống hình thành cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch.
2. Do thực phẩm
Một số thực phẩm như củ cải đỏ có thể gây thay đổi màu nước tiểu. Màu đỏ này do các sắc tố không được chuyển hóa khi tiêu hóa trong cơ thể.
3. Bệnh rối loạn về máu
Hemophilia là rối loạn trong đó máu của bạn không đông như bình thường. Đây còn được gọi là bệnh ưa chảy máu hay máu khó đông do mang gen thiếu yếu tố đông máu khiến máu có thể chảy ở nhiều bộ phận và có máu trong nước tiểu.
4. Tiểu cầu thấp
Tiểu cầu là những tế bào nhỏ trong cơ thể tập trung thành từng đám và bám chặt vào thành mạch máu khi xảy ra chấn thương gây chảy máu. Tiểu cầu tập trung thành từng đám ngăn máu tiếp tục chảy. Nếu số lượng tiểu cầu thấp gây chảy máu trong cơ thể, khả năng cầm máu giảm.
5. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Đây là một rối loạn trong tế bào hồng cầu. Nguyên nhân do một sự bất thường trong phân tử hemoglobin vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu dẫn đến việc các tế bào này có thiên hướng mang hình dạng bất thường, cứng và trông giống lưỡi liềm trong những điều kiện nhất định
6. Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
Sỏi thận là những cặn nhỏ, cứng hình thành trong thận và thường đau khi đi tiểu. Sỏi bàng quang là những khối cứng trong bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên cô đặc khiến cho khoáng chất trong nước tiểu kết tinh đọng trong bàng quang.
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn thâm nhập vào đường tiết niệu sau đó tiếp tục sinh sôi. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây viêm nhiễm, đi tiểu ra máu, máu trong nước tiểu.
8. Chấn thương ở đường tiết niệu
Thận và phần còn lại của tiết niệu có thể bị thương do tác động của tai nạn xe máy, ô tô, bị ngã, chấn thương khi tập thể thao hay bị các vết đâm hay tác động sau phẫu thuật.
9. Bệnh thận đa nang
Đây là rối loạn di truyền khiến cho 2 thận có nhiều túi chứa đầy chất lỏng gọi là u nang hình thành ở cả 2 thận. Căn bệnh này có thể làm thận phình to, thay thế gần hết các các chức năng của thận, dẫn đến bệnh thận mạn tính và giảm chức năng thận theo thời gian
10. Các thao tác kiểm tra đường tiết niệu
Nước tiểu có máu cũng có thể do các thao tác kiểm tra chức năng thận, bàng quang, niệu đạo dẫn đến xây xát, chảy máu và máu theo nước tiểu ra ngoài.
VietBF © Sưu Tầm