Thổ Nhĩ Kỳ là 1 trong những thành viên NATO cứng đầu nhất mà Mỹ phải phiền năo trong vụ mua S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết thực hiện kế hoạch này cho dù nhận khá nhiều sự phản đối của Mỹ và NATO. Dưới đây là những thông tin cụ thể về vụ việc.Thổ Nhĩ Kỳ quyết không nhượng bộ trước yêu cầu của Mỹ rằng nước này phải ngừng trang bị hệ thống tên lửa S-400, và sẽ trang bị thêm loại khí tài này nếu Mỹ không bán hệ thống pḥng không Patriot cho họ.
Đồng thời, Ankara sẽ t́m kiếm những ḍng máy bay khả dụng khác, có thể thay thế F-35.Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết vào hôm 10/4, nếu Mỹ từ chối bán hệ thống pḥng không Patriot, hay hủy kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu F-35, Ankara sẽ gặp các đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuối tuần để trao đổi và thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh t́nh trạng S-400 bắn nhầm vào máy bay của khối.
Động thái bảo vệ quyết liệt hợp đồng mua bán S-400 đến sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho rằng, việc chuyển giao hệ thống này sẽ hoàn tất vào tháng 7 tới.
Phát biểu trước truyền thông trong cuộc đối thoại song phương tại Moscow, ông Erdogan nhấn mạnh, vấn đề liên quan đến S-400 là sự quan tâm quá mức của cộng đồng quốc tế, cũng như những thắc mắc xung quanh vai tṛ của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ mua bán này.
Hoàn thành bản hợp đồng gần 3 tỷ USD với Nga từ tháng 12/2017, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO đă phải chịu vô số áp lực từ các đồng minh, nhất là Mỹ, khi yêu cầu nước này hủy bỏ mụa mua sắm trên.
Washington cho rằng, hệ thống S-400 có thể gây nguy hiểm cho các vũ khí, khí tài NATO, cũng như lo ngại những tác động xấu đối với máy bay F-35, mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tiếp nhận.
Vào hôm 9/4, Ủy ban Đối ngoại và Quốc pḥng Hạ viện Mỹ đă bày tỏ phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống pḥng không S-400, đồng thời cảnh báo Ankara sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt. Các nghị sĩ cho biết, cho đến cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải lựa chọn, hoặc S-400, hoặc F-35, mà "không thể nào sở hữu cả hai".