Vào ngày mẹ mất người phụ nữ này mới biết 2 sự thực là người nuôi ḿnh chưa hề sinh nở và bà không phải là con ruột của người phụ nữ này. Thế là hành tŕnh t́m lại mẹ và cha được bắt đầu từ đó. Tuy nhiên trong lúc t́m mẹ khắp nơi th́ bà lại t́m được cha trong niềm hy vọng nhỏ nhoi.
Đang hạnh phúc với chồng và 3 con trong căn nhà ấm áp ở thành phố Chicago (Mỹ), nhưng chị Nguyễn Thị Xuân Hằng (47 tuổi) lúc nào cũng thấy ḷng tồn tại một khoảng trống. Khoảng trống ấy xuất hiện 20 năm trước, khi chị biết ḿnh không phải là con đẻ của người mẹ đă ở bên từ thời thơ ấu. Từ đó đến nay, Hằng đă trở về Việt Nam 4 lần để t́m cội nguồn của ḿnh, chỉ mong được một lần nh́n, ôm hôn và chăm sóc mẹ đẻ.
"Trái đất tṛn, biết đâu điều kỳ diệu sẽ đến, tôi và mẹ sẽ t́m thấy nhau", chị Hằng, hiện sống bằng nghề làm nail, tha thiết nói.
Tháng 2 năm nay, điều kỳ diệu đầu tiên đă đến trong đời chị. Bằng việc t́m kiếm qua dữ liệu ADN suốt 3 năm, Hằng đă t́m được cha đẻ của ḿnh.
Chị Hằng hạnh phúc bên cha ruột trong lần gặp đầu tiên tháng 2/2019.
Cha đẻ chưa từng xuất hiện trong kư ức tuổi thơ của Hằng. Nhưng chị biết, ḍng máu của người đàn ông ấy tạo nên sự khác biệt của ḿnh với những bạn bè đồng lứa. Từ nhỏ, cô bé đă chấp nhận biệt danh "Hằng lai" và phải chịu những ánh nh́n giễu cợt bởi mái tóc màu rêu, đôi mắt nâu và thân h́nh cao lớn vượt trội.
Bà Nguyễn Thị Xuân, người mẹ chăm cô từ thuở lọt ḷng, chỉ kể rằng ba cô là một lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Bà bảo, v́ không muốn sang Mỹ sống cùng chồng nên bà ở vậy, một ḿnh nuôi con. Sự săn sóc, yêu thương của mẹ Xuân khiến Hằng luôn nghĩ ḿnh là con đẻ của bà.
Năm 16 tuổi, cô gái trẻ cùng mẹ sang Mỹ định cư theo diện con lai, đổi tên thành Jenny Hằng Nguyễn. Cuộc sống của hai mẹ con trôi qua b́nh yên, đến độ Hằng chưa từng có ư nghĩ phải t́m cha.
Thế nhưng, năm 1999, bà Xuân bất tỉnh, phải nhập viện v́ tai biến mạch máu năo. Kiểm tra, bác sĩ phát hiện cơ thể bà không hề có dấu hiệu của việc sinh nở. Nhận được thông báo của bệnh viện, Hằng ngất xỉu tại chỗ.
"Lúc tỉnh dậy, thấy ḿnh nằm trên giường bệnh, tôi tự rút kim truyền nước, chân trần chạy đến pḥng mẹ Xuân gào khóc ‘Mẹ ơi, mẹ dậy nói cho con biết con là ai, cha mẹ con ở đâu đi’. Nhưng bà không bao giờ tỉnh lại", Hằng nghẹn giọng kể.
Chỉ ít ngày sau đó, bà Xuân qua đời, được về Việt Nam an táng. Hằng định bụng qua 3 năm chịu tang mẹ mới hỏi ông ngoại và các d́ về gốc gác của ḿnh. Nhưng chưa hết tang mẹ th́ ông ngoại mất, rồi đến bác qua đời.
"Mỗi lần về nước chịu tang, tôi định hỏi nhưng nghĩ đến món nợ ân t́nh, mẹ và nhà ngoại chịu tai tiếng nuôi con lai một đời nên lại thôi. Tôi kiên nhẫn chờ xem có ai mở lời nói sự thật hay không, nhưng mọi người đều im lặng", Hằng kể.
Năm 2015, Hằng về Việt Nam, đến đài truyền h́nh nhờ t́m mẹ. Người ta hỏi mẹ tên ǵ, ở đâu, có thông tin ǵ thêm không, nhưng chị "chỉ biết lắc đầu, khóc như mưa". Sau ngày hôm ấy, Hằng ngồi ăn cơm cùng d́. Cô đă xin bà đă kể cho nghe sự thật.
Người d́ tiết lộ, mẹ đẻ chị tên Hạnh, người miền Tây. Vào khoảng những năm 1970, bà Hạnh làm thêm trong một quán bar ngụ tại đường Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lư Thường Kiệt, quận Tân B́nh, TPHCM), do bà Xuân làm chủ. Sinh con xong, bà Hạnh gửi con cho bà Xuân nuôi. Về sau, có lần bà Hạnh đến xin lại, nhưng không được đồng ư, v́ bà Xuân đă làm lễ rửa tội cho con, hứa sẽ chăm lo cả tinh thần lẫn thể xác đứa trẻ. Nếu c̣n sống, năm nay bà Hạnh khoảng 67, 68 tuổi.
Chị Hằng ngày nhỏ và người mẹ nuôi tên Xuân.
Lần t́m tung tích mẹ ở Việt Nam, chị Hằng đồng thời t́m kiếm thông tin về cha đẻ bằng cách tra cứu dữ liệu ADN. Trong thâm tâm, chị nghĩ t́m được ba là t́m thấy mẹ. Sau 3 năm nỗ lực kết nối, đầu năm 2019, Hằng nhận được thư thông báo kết quả. Miệng cầu nguyện, tay bóc thư, điều đầu tiên chị quan tâm không phải địa chỉ hay tên họ, mà là cha đẻ c̣n sống hay đă chết. Thấy ông c̣n sống, chị bật khóc.
Nhưng ông đă có vợ nên Hằng lo ngại sự xuất hiện của ḿnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của cha. Chị nhờ một người khác, từng là cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam, thử tṛ chuyện với ông. Biết ông và vợ rất sẵn ḷng chào đón ḿnh, Hằng thấy ḷng nhẹ nhơm.
Một ngày cuối tháng 2 vừa qua, chị thấy có cuộc gọi nhỡ và tin nhắn từ một số máy lạ. "Chào Jenny, tôi là Frederick Ashley. Tôi nhận được thông tin rất có khả năng chúng ta là cha con. Tôi rất vui v́ điều đó. Cô hăy gọi điện hoặc gửi email cho tôi ngay khi có thể nhé", tin nhắn viết.
Đọc xong, "tim như nhảy khỏi lồng ngực", Hằng mang giấy bút ra, soạn sẵn những điều ḿnh sẽ nói, những câu nào nên hỏi trước, hỏi sau, rồi bấm điện thoại. Chị sợ những xúc cảm chen lấn sẽ khiến cuộc tṛ chuyện đầu tiên không suôn sẻ.
"Khi cầm máy, vừa chào hỏi nhau xong, ba đă khóc. Ông liên tục nói xin lỗi. Ông bảo không biết ḿnh có con gái ở Việt Nam nên để tôi phải khổ sở kiếm t́m. Ở đầu dây bên kia, tôi nghe tiếng vợ ông khuyên chồng b́nh tâm. Bà nói họ không có con nên rất vui khi biết sự có mặt của tôi trong đời", Hằng kể.
Ông Frederick Ashley năm 1970 tại Sài G̣n.
Hạnh phúc khi t́m thấy ba, nhưng chị thấy "có cái ǵ rơi vỡ trong ḷng" khi biết ông không có bất kỳ kết nối nào với mẹ đẻ ḿnh.
Ít ngày sau đó, chị cùng chồng xin nghỉ làm một tuần, lái xe 12 tiếng đến nhà cha đẻ ở thành phố Burlington, tiểu bang Bắc Carolina, mang theo những món quà cho ông và vợ, cùng các cô ruột.
Ngày hôm đó, trời mưa lớn, vừa nh́n thấy chiếc xe của con gái tiến vào cổng, Frederick đầu trần chạy ra. Người đàn ông tóc đă chuyển màu ôm chầm lấy con. "Nh́n thấy ba ướt đẫm dưới mưa, t́nh yêu thương tràn ngập trong ḷng tôi. Hai chúng tôi cứ thế ôm nhau khóc. Sau 47 năm, cuối cùng tôi cũng được ôm cha ḿnh bằng da bằng thịt", Hằng kể lại.
Gặp Hằng, những đường nét trên khuôn mặt con gái giúp ông lật lại kư ức hơn 40 năm về trước. Năm 1970, khi c̣n là sỹ quan tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông quen với một cô gái Việt ở quán bar. Lúc đó, Frederick Ashley giới thiệu ḿnh tên Buddy. Ông nhớ, hồi đó mẹ Hằng c̣n đi học, chỉ làm việc ở quán bar như một sinh viên đi làm thêm. Thỉnh thoảng, ông vẫn dạy mẹ Hằng học tiếng Anh. Năm 1971, Frederick về nước, không biết rằng bạn gái đă mang thai.
Cựu binh Mỹ 69 tuổi tâm sự luôn cảm thấy ân hận khi không thể nhớ tên mẹ Hằng. Ông muốn cùng con trở lại Việt Nam t́m mẹ, chắp nối những kư ức và thắp nến tạ ơn người phụ nữ đă nuôi dưỡng con ḿnh.
Từ ngày gặp Hằng, ông Frederick thường lên mạng học tiếng Việt. Mỗi lần tṛ chuyện hay gặp nhau, ông cố gắng chen vào đôi câu tiếng Việt. Ông bảo với con gái rất thích ăn phở, "mà phở phải có nước mắm mới good".
"Ba nói với tôi đừng bao giờ từ bỏ ư định t́m mẹ. Ba hứa sẽ đồng hành cùng tôi. Biết đâu, trên dải đất h́nh chữ S, mẹ vẫn đang t́m kiếm chúng tôi trong vô vọng. Và biết đâu, may mắn lại đến với gia đ́nh tôi thêm một lần nữa", Jenny Hằng Nguyễn hi vọng.